Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt đầu tiên năm 2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Đừng bỏ qua các phương thức xét tuyển khác
Năm 2024, có khoảng 90 cơ sở giáo dục đại học sẽ sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển đại học, trong đó năm nay là năm đầu tiên 17 trường quân đội sử dụng kết quả bài thi này.
Theo ông Thảo, tỉ lệ các trường đại học sử dụng bài thi HSA để xét tuyển đại học tăng khoảng 20 trường so với năm ngoái, nhưng tỉ lệ xét tuyển theo phương thức đánh giá năng lực của các trường sẽ có sự khác nhau, có trường dành 5%, 10%, hay 30%...
"Phần lớn các trường đại học sử dụng phương thức xét tuyển bằng bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy vẫn dành một tỉ lệ tương đối lớn cho bài thi tốt nghiệp THPT.
Tỉ lệ trúng tuyển khi xét tuyển bài thi tốt nghiệp THPT hằng năm rất là cao, do đó thí sinh cần lưu ý, tránh chỉ tập trung cho bài thi đánh giá năng lực mà bỏ qua những phương thức xét tuyển khác, dẫn đến bỏ lỡ cơ hội trúng tuyển", ông Thảo nói.
Năm 2019, ĐHQG-HCM tiếp tục tổ chức Kỳ thi Đánh giá Năng lực (Kỳ thi ĐGNL) phục vụ cho công tác tuyển sinh với hai đợt thi vào ngày 31/3/2019 và ngày 7/ 7/2019. Kết quả kỳ thi được sử dụng như một trong những phương thức để xét tuyển vào các trường đại học thành viên ĐHQG-HCM và một số trường ngoài hệ thống.
TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG-HCM, cho biết bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các bài thi đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và bài thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.
Xét về cấu trúc, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở bài thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA. Cụ thể, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.
Bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút. Cấu trúc đề thi như sau:
Các câu hỏi, bài đọc đánh giá kiến thức văn học khả năng dùng từ, khả năng đọc hiểu, khả năng phân tích bài viết Tiếng Việt và Tiếng Anh
Phần 2. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu
Các bài suy luận và xác định các quy luật logic.
Các bài phân tích và chọn phương án trả lời tương ứng với từng bảng số liệu cho trước.
3.1. Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học
Những vấn đề liên quan đến kiến thức khoa học xã hội và tự nhiên
3.2. Vấn đề thuộc lĩnh vực vật lý
3.3. Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học
3.4. Vấn đề thuộc lĩnh vực địa lý
3.5. Vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị, xã hội
Kết quả thi ĐGNL được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory - IRT). Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.