Xuất khẩu là một khái niệm đã trở nên quá quen thuộc, thậm chí là đối với những người không thuộc ngành kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ khái niệm xuất khẩu là gì. Xuất khẩu là gì? Các hình thức xuất khẩu phổ biến hiện nay như thế nào? Hãy cùng ALS tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết.
Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Với hoạt động xuất khẩu thì đây là một hoạt động mang lại nền phát triển cho kinh tế, mở rộng sản xuất để tăng thu thêm nguồn ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng.
Dưới đây là mọi thông tin về vai trò, hình thức của xuất khẩu. Hi vọng qua những thông tin trên quý khách sẽ lựa chọn cho mình hình thức xuất khẩu phù hợp. Chúc quý khách thành công!
Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Các hình thức xuất khẩu thông dụng tại Việt Nam
Đây là hình thức mà đơn vị đứng ra với vai trò trung gian xuất khẩu, làm thay đơn vị sản xuất làm tất cả những thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa và hưởng phần trăm phí ủy thác theo giá trị hàng xuất khẩu. Các bước được thực hiện như sau:
+ Kí hợp đồng ủy thác xuất khẩu với các đơn vị trong nước
+ Kí kết hợp đồng với bên nước ngoài, giao hàng và thanh toán
+ Nhận phí ủy thác đơn vị sản xuất trong nước
Ưu điểm của hình thức này chính là mức độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, công sức ít. Đặc biệt không cần huy động vốn để mua hàng, tuy hưởng chi phí nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục và tương đối tin cậy. Quý khách có thể tham khảo đơn vị Nguyên Anh.
Đây là hình thức đơn vị ngoại thương đặt mua sản phẩm của đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu những sản phẩm đó ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của đơn vị mình. Các bước được thực hiện như sau:
+ Kí hợp đồng nội: mua và trả tiên cho các đơn vị sản xuất trong nước
+ Kí hợp đồng ngoại: giao hàng và thanh toán tiền hàng với bên nước ngoài
Khi xuất khẩu với hình thức trực tiếp thì lợi nhuận sẽ cao hơn so với hình thức khác, tuy nhiên đòi hỏi kinh nghiệm, thời gian, chi phí …khả năng rủi ro sẽ cao hơn
Đơn vị ngoại thương đứng ra nhận hàng hoặc bán thành phẩm về cho xí nghiệp gia công sau đó thu hồi thành phẩm xuất lại cho bên ngoài. Đơn vị này hưởng phần trăm phí ủy thác và gia công. Phí này được thỏa thuận trước với xí nghiệp trong nước. Các bước được thực hiện như sau:
+ Kí hợp đồng ủy thác xuất khẩu với đơn vị sản xuất trong nước
+ Kí hợp đồng gia công với bên nước ngoài và nhập nguyên liệu
+ Xuất khẩu thành phẩm cho bên nước ngoài
+ Thanh toán chi phí gia công cho đơn vị sản xuất
Với hình thức này thì chi phí bỏ ra sẽ không nhiều, đạt hiệu quả cao trong kinh tế , tránh rủi ro. Tuy nhiên đòi hỏi thủ tục rườm rà, cán bộ kinh doanh có nhiều kinh nghiệm để sử lý mọi rắc rối.
Tham khảo thêm quy trình ủy thác nhập khẩu của Nguyên Anh Logistics tại bài viết sau: https://nguyenanhlogistics.com/quy-trinh-nhap-khau-uy-thac/