Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cả nước có 11,41 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 12% dân số, trong đó có 1.918.987 người từ 80 tuổi trở lên (chiếm 17% tổng số người cao tuổi), có 7.294.100 người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn (chiếm 41,9%), tỷ lệ người cao tuổi thuộc hộ nghèo cao hơn bình quân chung của cả nước; người cao tuổi là dân tộc thiểu số chiếm gần 10%. Khoảng 3,1 triệu người cao tuổi hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, chiếm 27,1% tổng số người cao tuổi (trong đó người cao tuổi hưởng lương hưu là 1,8 triệu người, chiếm 15,8% tổng số người cao tuổi). Gần 1,7 triệu người cao tuổi được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng (chiếm 14,8% tổng số người cao tuổi), 1,4 triệu người cao tuổi hưởng chính sách người có công (chiếm 12,3%).
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, đối tượng người cao tuổi quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP (360.000 đồng/tháng) nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP từ đủ 80 tuổi trở lên;
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP;
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Đóng góp lớn vào bảo đảm an sinh xã hội người lao động có thể được Huân chương Lao động hạng Nhất?
Theo Điều 42 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định:
Như vậy để được Huân chương Lao động hạng Nhất ngoài có nhiều đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật thì người lao động cần chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Người cao tuổi nào được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng? (Hình từ internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
An sinh xã hội là gì? Ví dụ về an sinh xã hội? Chính sách an sinh xã hội có bao gồm bảo hiểm xã hội không?
An sinh xã hội là hệ thống các chính sách và biện pháp công cộng nhằm bảo vệ và hỗ trợ các thành viên trong xã hội khi họ gặp phải những khó khăn về kinh tế và xã hội. Điều này bao gồm việc đảm bảo thu nhập và các điều kiện sống cơ bản cho những người gặp rủi ro như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tuổi già, và tử vong.
- Vai trò và ý nghĩa của an sinh xã hội:
+ Bảo vệ quyền lợi cơ bản: Đảm bảo rằng mọi người đều có quyền được sống trong điều kiện an toàn và có thu nhập tối thiểu để duy trì cuộc sống.
+ Giảm thiểu rủi ro xã hội: Giúp giảm bớt các tác động tiêu cực của những biến cố xã hội và kinh tế.
+ Thúc đẩy sự đoàn kết xã hội: Tạo ra một mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng, thể hiện tinh thần nhân đạo và đoàn kết.
+ Phát triển kinh tế và xã hội: Góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.
- Một số ví dụ về các chính sách an sinh xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp, và các dịch vụ công như giáo dục và y tế.
Chính sách an sinh xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội là một phần quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, nhằm bảo vệ người lao động và gia đình họ trước các rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, thất nghiệp, thai sản, và tuổi già.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
An sinh xã hội là gì? Ví dụ về an sinh xã hội? Chính sách an sinh xã hội có bao gồm bảo hiểm xã hội không? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội như thế nào?
Theo Điều 6 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định thì nhà nước có các chính sách đối với bảo hiểm xã hội như sau:
- Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng bao gồm trợ cấp hưu trí xã hội, bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm hưu trí bổ sung để hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; có chính sách hỗ trợ về tín dụng cho người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà bị mất việc làm.
- Ngân sách nhà nước bảo đảm các chế độ của trợ cấp hưu trí xã hội và một số chế độ khác theo quy định của Luật này.
- Bảo hộ, bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội.
- Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Khuyến khích các địa phương tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, kết hợp huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ thêm tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
- Hoàn thiện pháp luật và chính sách về bảo hiểm xã hội; phát triển hệ thống tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch và hiệu quả; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, giao dịch điện tử và yêu cầu quản lý về bảo hiểm xã hội.
- Khuyến khích tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Người cao tuổi nào được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng?
Cụ thể tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng:
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
Thủ tục thực hiện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng theo quy định sau đây:
- Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:
+ Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn; Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
+ Giấy khai sinh của trẻ em đối với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con;
+ Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
+ Giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai;
+ Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng.
Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.
Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.
Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi quy định tại các điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP kể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi, quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật từ tháng được cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật.
Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng khác kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng.
Thời gian điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ tháng đối tượng đủ điều kiện điều chỉnh.
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]