Chợ đầu mối Thủ Đức là một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn mua sắm nông sản, thực phẩm với số lượng lớn và giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về thời gian hoạt động, tình hình đông đúc, và vấn đề an ninh trật tự tại chợ.
Review của người dân xung quanh và thương lái về Chợ Thủ Đức
Chợ đầu mối Thủ Đức là một trong những chợ đầu mối lớn nhất và sầm uất nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nông sản, thực phẩm cho thành phố và các khu vực lân cận. Dưới đây là một số đánh giá của người dân và thương lái về chợ Thủ Đức khi tiền hành giao dịch mua bán
Đi đến chợ Thủ Đức bằng cách nào?
Có nhiều cách để di chuyển đến chợ Thủ Đức từ mọi khu vực trong thành phố, bao gồm các phương tiện như xe máy, oto, grab, xe bus. Để thuận tiện di chuyển bạn có thể tra Google Map ở đường dẫn bên dưới để có thể ghé chợ tham quan và mua sắm một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất nhé.
Định vị Google Maps chỉ đường đến chợ: TẠI ĐÂY
(Moitruong.net.vn) – Hiện nay, dọc theo các con đường khu vực chợ Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đang bị các chủ hộ từ các cửa hàng, ki – ốt, những gánh hàng rong cùng với khách hàng đến chợ mua sắm, ăn uống thiếu ý thức xả rác thải, nước thải tràn lan ra vỉa hè, lòng đường gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị.
Người dân đổ rác thải, nước thải tràn lan ra lòng, lề đường gây ô nhiễm môi trường (đoạn gần nhà 83 Lê Anh Xuân, thị trấn Liên Nghĩa)
Dọc theo hai bên lề các con đường tại Ngã tư Thanh Thanh (đoạn gần nhà 59 Lê Anh Xuân), các chủ hộ buôn bán trái cây, rau quả, cá, thịt… và khách hàng đến mua sắm, ăn uống xả một lượng lớn rác thải đủ loại tràn lan ra lòng, lề đường tạo thành những đống rác nằm ngổn ngang giữa đường gây cản trở giao thông. Trên đường Phạm Văn Đồng (đoạn trước Điện máy Oanh) có đặt xe rác cạnh bên đường, nhưng các chủ hộ hàng rong đến đây họp chợ, không bỏ rác vào xe, mà vứt bừa bãi ra ngoài đường làm mất vệ sinh nơi công cộng. Những ngày cuối năm, số lượng người đến chợ mua, bán đông và mỗi người xả một ít rác thải ra đường không đúng nơi quy định. Do đó, các con đường khu vực chợ lúc nào cũng tồn đọng rác thải. Mặc dù hàng ngày, vào buổi sáng hoặc chiều vẫn có các công nhân dọn vệ sinh đến thu gom rác thải.
Bên cạnh đó, các chủ hộ buôn bán cá, tôm, lươn… dọc theo đường Lê Anh Xuân (đoạn gần Ngã tư Thanh Thanh) và các quán bánh Bèo, bánh Nậm gần đường cầu nối sau chợ, sau khi sơ chế cá, lươn hoặc rửa chén bát xong tiện tay đổ nước thải trực tiếp ra lòng, lề đường. Nước đọng thành những vũng lớn, nhỏ bốc mùi hôi, tanh, tạo điều kiện thích nghi cho ruồi, muỗi xuất hiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh bệnh dịch truyền nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân trong khu vực.
Rất mong các cơ quan chức năng của Đức Trọng cần thường xuyên tuần tra, nhắc nhở, sớm có giải pháp xử lý, khắc phục tình trạng rác thải, nước thải tràn lan ra lòng, lề đường; cần bổ sung thêm thùng đựng rác và đầu tư nâng cấp hệ thống thoát nước ở các con đường khu vực chợ, để giữ môi trường cần thiết cho Chợ Liên Nghĩa sáng, xanh, sạch, đẹp.
Tháng 4.2023, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án Chợ Đầu mối nông sản chất lượng cao Đức Trọng do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Việt Đặng làm chủ đầu tư. Tuy nhiên đến nay, những sai phạm vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Công ty Việt Đặng “làm ngơ” chỉ đạo của cấp trên
Ngày 31.1.2024, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản số 930/UBND-NC về việc thực hiện kết luận thanh tra (KLTT) tại dự án Chợ Đầu mối nông sản chất lượng cao Đức Trọng của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Việt Đặng (Công ty Việt Đặng).
UBND tỉnh yêu cầu Cục Thuế tỉnh, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), Tài chính; UBND huyện Đức Trọng, Công ty Việt Đặng khẩn trương tổ chức thực hiện dứt điểm các nội dung kết luận, kiến nghị qua thanh tra được nêu tại văn bản số 28/BC-TTr ngày 24.1.2024 của Thanh tra tỉnh.
Tại văn bản trên, Thanh tra tỉnh đã chỉ ra nhiều nội dung liên quan đến dự án Chợ Đầu mối nông sản chất lượng cao Đức Trọng chưa thực hiện dứt điểm.
Cụ thể: Ngày 21.11.2023, Thanh tra tỉnh ban hành Văn bản số 1364/TTr-GSKTXLSTT đề nghị Công ty Việt Đặng báo cáo kết quả thực hiện KLTT.
Ngày 30.11.2023, Công ty Việt Đặng có văn bản xin gia hạn báo cáo việc thực hiện KLTT và đến nay không có báo cáo kết quả thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 6384/UBND-NC ngày 24.7.2023 về xử lý Kết luận số 33/KL-TTr ngày 14.4.2023 của Thanh tra tỉnh và Văn bản số 10921/UBND-NC ngày 8.12.2023 của UBND tỉnh về việc báo cáo kết quả thực hiện KLTT.
Còn Sở TN-MT chưa tham mưu thu hồi một phần diện tích đất dự án Chợ Đầu mối nông sản chất lượng cao Đức Trọng tại các khu vực được quy hoạch xây dựng các hạng mục: khu bán sỉ nông sản đã qua chế biến (8.960m2 ) và khách sạn (1.125m2) theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 8975/UBND-KT ngày 16.10.2023. Vì thế nên Sở KH-ĐT chưa thực hiện thủ tục chấm dứt một phần hoạt động dự án trên phạm vi diện tích đất bị thu hồi theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư 2020, Khoản 5 Điều 57 và điểm c Khoản 2 Điều 57 Nghị định số 31/2021 /NĐ-CP ngày 26.3.2021 của Chính phủ.
Sở Tài chính chưa xem xét, xác định giá thuê đối với Công ty Việt Đặng của chu kỳ đơn giá từ 2015 trở về trước và Sở TN-MT chưa xác định cụ thể đối với diện tích đất Công ty Việt Đặng sử dụng không đúng mục đích, không được miễn tiền thuê đất. Vì thế nên Cục Thuế tỉnh chưa có cơ sở xác định số tiền thuê đất Công ty Việt Đặng được miễn do sử dụng đất không đúng mục đích, vi phạm pháp luật về đất đai để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Nhiều sai phạm về xây dựng chưa xử lý dứt điểm
Theo báo cáo của Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, UBND huyện Đức Trọng chưa lập hồ sơ xử lý đối với các công trình hạng mục công trình vi phạm trật tự xây dựng.
Cụ thể 3 hạng mục công trình có trong quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt (gồm: Trạm xử lý nước thải, đường giao thông và hồ điều hòa), phù hợp với nhu cầu hoạt động của dự án: thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục và liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được điều chỉnh quy hoạch, cấp bổ sung, điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định; Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép bổ sung, điều chỉnh hoặc từ chối cấp phép yêu cầu chủ đầu tư tháo dỡ hạng mục công trình không được cấp giấy phép bổ sung và tháo dỡ bộ phận, hạng mục công trình không phù hợp giấy phép xây dựng được cấp hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh, bổ sung và thiết kế được duyệt.
Đối với các công trình hạng mục công trình vi phạm trật tự xây dựng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa xử lý dứt điểm, Thanh tra tỉnh kiến nghị UBND huyện Đức Trọng yêu cầu Công ty Việt Đặng tự giác tháo dỡ các công trình, hạng mục công trình sai nội dung giấy phép xây dựng theo thời hạn đã cam kết (cụ thể: Các hạng mục công trình vi phạm theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 160/QĐ-XPVPHC ngày 2.12.2020 và Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả số 242/QĐ-CCXP ngày 7.11.2023 của UBND huyện Đức Trọng, cam kết hoàn thành trong tháng 3.2024. Hạng mục công trình quán cà phê vi phạm theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 151/QĐ- XPVPHC ngày 10.10.2022 và Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả số 260/QĐ-CCXP ngày 17.11.2023 của UBND huyện Đức Trọng.
Trong trường hợp Công ty Việt Đặng không tự giác tháo dỡ các công trình, hạng mục công trình sai nội dung giấy phép xây dựng theo thời hạn đã cam kết thì UBND huyện Đức Trọng khẩn trương tổ chức cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp kinh doanh không đúng ngành hàng, giấy phép được cấp; Kinh doanh không bảo đảm các điều kiện theo quy định pháp luật trong khu vực dự án.
Trong khi giá trái cây và các sản phẩm làm từ trái cây mua từ người dân, chợ dân sinh, quán bình dân, quán vỉa hè có mức khá 'mềm', thậm chí có lúc người ta phải kêu gọi mọi người 'giải cứu' thì giá mặt hàng này tại những nhà hàng, quán cà phê sang được 'đôn' lên cao ngất ngưởng.
Vị trí: QL20 – QL1A, Trung Tâm Hành Chính huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (gần ngã ba Dầu Giây)
Quy mô: cơ sở hạ tầng hoàn thiện, điện ngầm, nước máy, đầy đủ trang thiết bị PCCC và hệ thống đèn chiếu sáng,... Bãi xe rộng, thoáng bao gồm: 2 bãi container, 3 bãi xe 2 – 4 bánh, 4 bãi xe lôi, xe kéo. 3 khu nhà vệ sinh, 1 sân tập kết rác. Thiết kế chợ khoa học, hiện đại: 08 dãy ô vựa được lắp ghép, khung kèo sắt, vách lưới thép, mái cách nhiệt hiện đại, tường viền bằng tôn cứng. Với 216 ô vựa, kios thiết kế như nhau (diện tích từ 24m2 – 32m2/ ô vựa), nằm trên mặt tiền đường rộng từ 17m-19m thông thoáng, đường nội bộ xe container ra vào đảm bảo việc kinh doanh. Giai đoạn 2 dự kiến mở rộng thêm cùng với khu sơ chế, chế biến các mặt hàng nông sản, hệ thống kho lạnh,... để bảo quản và có cả trung tâm kiểm nghiệm, khu chiếu xạ với tổng diện tích khoảng 48ha.
Mặt hàng kinh doanh chủ lực: Rau củ quả, trái cây, các sản phẩm từ nông sản thực phẩm khác của tỉnh Đồng Nai và cả nước, ký gửi trao đổi hàng nông sản thực phẩm: Hàng tươi, hàng khô, hàng đông lạnh, hàng giữ mát.
Cầu nối mở ra cơ hội để các hợp tác xã, thương lái tìm được bạn hàng lớn tiêu thụ trái cây cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu.
Nơi ký gửi, trao đổi hàng nông sản thực phẩm hàng tươi, hàng khô, hàng đông lạnh, hàng giữ mát.
Thời gian hoạt động suốt ngày đêm.
Được phát triển theo hướng là một kênh phân phối nông sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáng tin cậy của người dân. Theo quy định, nông sản vào chợ phải đạt các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap và có thể truy xuất được nguồn gốc. Để đảm bảo các quy định trên, các cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều đợt kết nối cung cầu tiêu thụ rau, củ, quả, trái cây an toàn vào chợ với sự tham gia của hàng chục doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Hiệu quả hoạt động của chợ giai đoạn 1 (2ha ):
Theo sơ đồ bố trí mặt bằng chợ, tổng số ô vựa và ki ốt là 216, trong đó ô vựa là 160 và ki ốt là 56. Đến hiện nay tổng số ô vựa và ki ốt đang hoạt động kinh doanh tại chợ là 170 ( bao gồm 160 ô vựa và 10 ki ốt). Theo đánh giá chung của các đơn vị kinh doanh cùng ngành, tốc độ phát triển của Chợ đầu mối Dầu Giây là rất tốt, thời gian hình thành chợ đến nay gần 3 năm nhưng lượng khách hàng thông qua chợ là rất nhiều.
Sản lượng tiêu thụ tại chợ khoảng 250-300 tấn/ ngày đêm. Thời gian cuối tuần khoảng 300 – 350 tấn/ ngày đêm. Số lượng hàng hoá của Đồng Nai đang tiêu thụ tại chợ chiếm khoảng từ 50% - 70% tổng sản lượng tiêu thụ tại chợ.
TTO - Buổi sáng sớm đầu tiên TP.HCM khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhịp sống TP đã dần trở lại khi nhiều hàng quán mở cửa, các tiệm sửa xe vỉa hè đã hoạt động, tiểu thương lại đón khách hàng tự tay lựa từng con cá, mớ tôm.
Chợ Liên Nghĩa (Đức Trọng) có diện tích 14.000 m2, gồm 3 khu A-B-C với 1.169 quầy sạp. Theo báo cáo của Ban Quản lý chợ, số hộ kinh doanh thực tế trong lồng chợ từ 3 giờ 30 đến 19 giờ là hơn 600 hộ. Hoạt động kinh doanh vào ban đêm xung quanh chợ là hơn 100 lượt hộ. Với số lượng hộ kinh doanh khá đông, hoạt động mua bán nhộn nhịp, đông đúc nên cũng tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra cháy nổ đòi hỏi công tác phòng, chống cháy nổ luôn phải đặt ở mức cao.
Quan sát một vòng khu chợ, có thể thấy rằng, các quầy hàng kinh doanh ở chợ Liên Nghĩa khá đa dạng, đủ các mặt hàng, trong đó có khá nhiều mặt hàng dễ cháy. Ban Quản lý chợ Liên Nghĩa cho biết, công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) luôn được đặt ở mức cảnh giác cao, chợ luôn quyết tâm tổ chức thực hiện đồng bộ phương châm 4 tại chỗ, đó là: “Con người tại chỗ, phương tiện tại chỗ, phương án PCCC tại chỗ và chỉ huy tại chỗ ” luôn sát hợp với thực tiễn, lấy phòng cháy là cơ bản.
Thực tế, không chỉ riêng ở chợ Liên Nghĩa, mà ở các chợ khác cũng vậy, việc sử dụng vật liệu dễ cháy để cơi nới tại các quầy sạp, nơi buôn bán cũng vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Trong khi đó, chợ Liên Nghĩa cũng được xây dựng từ khá lâu, việc quy hoạch các ngành hàng đã từ hơn 20 năm, không theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, làm phát sinh các mặt hàng mới chưa có trong quy hoạch, có khả năng dẫn đến việc hình thành các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời, triệt để. Tình trạng lấn chiếm các trục chính, lối phụ trong lồng chợ, các trục đường xung quanh chợ để kinh doanh, làm cản trở và gây khó khăn trong hoạt động tổ chức chữa cháy ban đầu cũng là vấn đề khá nan giải ở chợ…
Để chấn chỉnh những tồn tại này, Ban Quản lý chợ cho biết, đã quyết liệt thực hiện tuyên truyền vận động các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ chấp hành các quy định về an toàn PCCC. Ban Quản lý chợ đã phối hợp với Đội Cảnh sát quản lý hành chính và Trật tự an toàn xã hội (CSQLHC&TTATXH) Công an huyện Đức Trọng tổ chức một buổi tập huấn và tuyên truyền, hướng dẫn về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho các hộ kinh doanh tại chợ. Qua đó hướng dẫn cho hộ tiểu thương cách sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ, tuyên truyền cho hộ kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ cháy nổ cao trang bị ít nhất 1 - 2 bình chữa cháy tại quầy; đồng thời, yêu cầu các hộ kinh doanh phải tự giác tháo dỡ các phương tiện cơi nới, lấn chiếm hành lang lối đi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lối thoát nạn, thoát hiểm khi có sự cố cháy xảy ra.
Từ hoạt động này, hầu hết các hộ kinh doanh đã chấp hành khắc phục việc bố trí hàng hóa lấn chiếm, đảm bảo chiều rộng tối thiểu 1,2 m các lối đi phụ, các trục chính đảm bảo cho xe chữa cháy hoạt động khi có sự cố xảy ra.
Ban Quản lý chợ cũng tiến hành rà soát, hướng dẫn tất cả các hộ kinh doanh trưng bày hàng hóa phải cách bảng điện và thiết bị tiêu thụ điện tối thiểu 0,5 m. Quá trình kiểm tra nếu phát hiện các quầy kinh doanh tự ý câu móc thiết bị sử dụng điện ngoài hợp đồng, Ban Quản lý chợ Liên Nghĩa lập biên bản, ra quyết định cảnh cáo vi phạm an toàn sử dụng điện theo nội quy chợ và nội quy PCCC của cơ quan, trưng bày hàng hóa lấn chiếm… tổ chức lập biên bản cảnh cáo; ra quyết định đình chỉ kinh doanh và tạm ngưng cung cấp điện từ đó tăng tính răn đe, cảnh cáo buộc các hộ kinh doanh phải tuân thủ quy định về PCCC, từ đó làm gương cho các hộ kinh doanh khác tự giác chấp hành.
Ban Quản lý chợ Liên Nghĩa cho biết, chợ Liên Nghĩa hiện được trang bị tương đối đầy đủ các phương tiện chữa cháy; cụ thể chợ có 1 hệ thống báo cháy tự động, 1 hệ thống chữa cháy tự động, 1 máy phát điện dự phòng, 3 máy bơm chữa cháy TOHATSHU, 41 cuộn dây chữa cháy các loại và một số trang thiết bị, phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ khác theo Thông tư 150, ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an.
Ban Quản lý chợ đã thành lập Đội PCCC và cứu nạn cứu hộ cơ sở với 28 thành viên, với 23 thành viên thường trực được chia đều cho 3 ca trực, các thành viên đều được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và cứu nạn cứu hộ theo quy định; đồng thời, phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Lâm Đồng thực hiện thao tác diễn tập theo phương án đã được phê duyệt mỗi năm một lần, tự diễn tập mỗi quý 1 lần, nhằm nâng cao khả năng sử dụng thành thạo các công cụ, dụng cụ, phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, Đội PCCC tổ chức kiểm tra toàn diện các trang thiết bị dụng cụ PCCC tại chợ, nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời những hư hỏng. Duy trì đảm bảo quân số trực 24/24 giờ tại chợ, sẵn sàng bảo vệ tài sản và tính mạng của Nhân dân, kịp thời chữa cháy nếu có sự cố xảy ra.
Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long có tổng cộng 1 chi nhánh và phòng giao dịch được đặt ở Huyện Đức Trọng.