Chuyển Đổi Số Cần Thực Hiện Những Bước Cơ Bản Nào

Chuyển Đổi Số Cần Thực Hiện Những Bước Cơ Bản Nào

Hậu Giang đã chủ động trong thực hiện công tác chuyển đổi số. (Ảnh : PĐ )

SỐ LƯỢNG KỸ SƯ PHẦN MỀM QUYẾT ĐỊNH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MỘT NHÀ SẢN XUẤT Ô TÔ

Các nhà sản xuất ô tô đều đang nỗ lực củng cố năng lực kỹ thuật phần mềm của họ. Và để thu hút nhân tài công nghệ, General Motors cung cấp mức lương cho các kỹ sư CNTT ngang bằng với các công ty công nghệ lớn.

Tuy nhiên, để thực hiện tham vọng, không chỉ các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, các nhà sản xuất ô tô khác trên thế giới cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Chẳng hạn, Volkswagen buộc phải trì hoãn ra mắt Porsche Macan EV đến năm 2024 do các vấn đề phát triển phần mềm.

Trong khi đó, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đã chọn tập trung vào phát triển sản phẩm hơn là phần mềm. Để cắt giảm thời gian giao hàng, họ sẵn lòng sử dụng các hệ điều hành hoặc hệ thống lái tự động do các công ty máy tính địa phương như Huawei phát triển.

Riêng đối với thị trường Nhật Bản, các chuyên gia cảnh báo các nhà sản xuất ô tô của họ thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân tài kỹ thuật phần mềm. Masashi Okada, hiệu trưởng của công ty tư vấn quản lý Arthur D. Little Japan, cảnh báo rằng việc thiếu tài năng này có thể gây trở ngại cho các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản trong việc theo đuổi một tương lai dựa trên phần mềm.

Ngành công nghiệp ô tô đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về mức độ phức tạp của các hệ thống điều khiển điện tử trên xe. Các phương tiện hiện đại ngày nay có thể có gần 100 đơn vị điều khiển điện tử, yêu cầu tới 100 triệu dòng mã. Phần mềm, cùng với cảm biến và các thành phần tương tự, được dự báo sẽ chiếm khoảng 50% chi phí phương tiện vào năm 2030, tăng hơn gấp đôi so với mức 20% vào năm 2020.

Do đó, các nhà sản xuất ô tô đối thủ, bao gồm General Motors và Mercedes-Benz, cũng đang đầu tư vào khả năng kỹ thuật phần mềm để đảm bảo duy trì khả năng cạnh tranh trong bối cảnh phát triển nhanh chóng này.

Quá trình chuyển đổi này cũng đang diễn ra trong quá trình sản xuất. Ngành ô tô toàn cầu được dự đoán đã đầu tư gần 100 tỷ USD vào năm ngoái vào chuyển đổi kỹ thuật số và sẽ chi hơn 238 tỷ USD hàng năm vào năm 2030 khi chuyển sang xe điện từ hệ truyền động đốt trong.

ĐỘNG THÁI MỚI CỦA CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT Ô TÔ HÀNG ĐẦU

Honda Motor đang thực hiện một bước chuyển chiến lược, sang mô hình kinh doanh dựa trên phần mềm tương tự như của Tesla. Nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới này có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng lập trình viên lên 10.000 người vào năm 2030. Honda đặt mục tiêu giảm phụ thuộc vào sản xuất truyền thống đồng thời nắm bắt những tiến bộ của phát triển phần mềm trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô.

Để đạt được mục tiêu này, Honda sẽ tăng cường quan hệ đối tác với nhà phát triển phần mềm Ấn Độ KPIT Technologies. Thông qua quan hệ hợp tác này, số lượng kỹ sư phần mềm làm việc cho Honda sẽ tăng từ 900 lên 2.000 người trong năm nay.

Toyota cũng đang thực hiện kế hoạch mở rộng kỹ thuật phần mềm của mình. Đến năm 2025, Toyota có kế hoạch đào tạo lại 9.000 công nhân để thúc đẩy hoạt động kinh doanh xe điện và xe tự lái. Công ty hình dung sẽ có 18.000 kỹ sư phần mềm trong toàn nhóm vào năm 2025, với bộ phận lái xe tự động đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tập trung vào phần mềm. Được biết, các kỹ sư phần mềm hiện chiếm một nửa số nhân viên mới vào nghề của nhà sản xuất ô tô.

Đối với các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, Tesla là hình mẫu trong việc chuyển đổi để nâng cao lợi nhuận của ngành sản xuất ô tô. Công ty liên tục nâng cấp phần mềm để bổ sung các tính năng mới cho các phương tiện đã bán, giúp chúng luôn cập nhật và cạnh tranh theo cách tiết kiệm chi phí. Kết quả là nhà sản xuất EV của Mỹ tạo ra lợi nhuận từ mỗi chiếc xe bán ra cao gấp 5 lần so với Toyota.

"CÁC NHÀ SẢN XUẤT Ô TÔ NHẬT BẢN TỤT LẠI PHÍA SAU TRONG NHỮNG CHUYỂN ĐỘNG MỚI”

Trong khi ngành công nghiệp ô tô được cho là đang trải qua một sự chuyển đổi to lớn "trăm năm mới có một lần", một số người vẫn nghi ngờ về triển vọng tồn tại của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản so với các nước phương tây.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, Nhật Bản, quốc gia đầu tiên trên thế giới thương mại hóa xe điện hybrid (HEV) và Nhật Bản cũng là "quốc gia hàng đầu về điện khí hóa", với HEV dự kiến chiếm hơn 40% số phương tiện đã đăng ký tại quốc gia này. Tuy nhiên, Nhật Bản hiện nay dường như đang tụt lại phía sau trong lĩnh vực này. Honda dường như là ngoại lệ duy nhất, nổi bật trong số các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản với kế hoạch chính sách táo bạo chỉ bán xe điện (EV) và xe chạy bằng pin nhiên liệu (FCV) dưới dạng phương tiện mới trên toàn cầu vào năm 2040.