Về Công tác nhân sự:- Quản lý công tác tuyển dụng công ty theo Quy trình tuyển dụng- Xử lý các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực nhân sự theo lệnh của Ban giám đốc- Tổ chức, sắp xếp phân công nhiệm vụ cho CBNV trong phòng và chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng hiệu quả công việc của nhân viên;- Đề xuất với Giám đốc Đại lý về việc tuyển dụng, sa thải, xếp lương, khen thưởng, kỷ luật cán bộ thuộc Phòng;- Xây dựng kế hoạch hoạt động theo tuần/tháng/quý/năm của Phòng;- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch và tiến độ công việc của CBNV trong Phòng;- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách, nội quy, quy chế; quy định thời giờ làm việc, vệ sinh an toàn lao động, các chế độ chính sách đãi ngộ, các quy định khen thưởng, kỷ luật;- Theo dõi và đánh giá tình hình nhân sự trong công ty và đề xuất thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân sự;- Quản lý giờ giấc, thời gian làm việc, nề nếp, tác phong, thái độ làm việc của cán bộ, nhân viên trong Đại lý- Thường xuyên cập nhật, theo dõi, điều chỉnh, kiểm tra, thống kê tổng hợp và phân tích các thông tin liên quan đến công tác quản lý lao động tại công ty (tình hình nhân sự, tiền lương bình quân …)- Định kỳ báo cáo các hoạt động liên quan đến công tác nhân sự cho Ban Giám đốc;- Kết hợp với trưởng các phòng ban, đơn vị thiết lập và giám sát việc thực hiện để kịp thời thay đổi khi không còn phù hợp ở từng thời điểm các quy chế từng bộ phận, quy trình nghiệp vụ, bản mô tả công việc cho từng mã công việc;- Thiết lập và áp dụng các chính sách lương, thưởng, kỷ luật, phúc lợi, phụ cấp qua đánh giá năng lực thực hiện công việc và giá trị công việc đã phân loại;- Phụ trách công tác BHXH, giải quyết chế độ chính sách BHXH cho CBNV;
Mục tiêu 5 năm tới của bạn là gì?
Câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp 5 năm tới sẽ giúp nhà tuyển dụng xem xét bạn có ý định đi đường dài và nghiêm túc với vị trí ứng viên nhân sự này hay không. Thế nên, trước khi đi phỏng vấn bạn hãy chuẩn bị trước câu trả lời sao cho cô đọng và thẳng thắn nhất có thể.
Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ
“Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?” là một câu hỏi quen thuộc đối với bất kỳ ứng viên nhân sự nào. Có nhiều người cho rằng đây là một câu hỏi nhạy cảm nhưng thật ra nhà tuyển dụng chỉ muốn tìm hiểu nguyên nhân bạn nghỉ việc ở công ty cũ mà thôi. Chuyện nghỉ việc tại bất kỳ công ty nào để đi tìm cơ hội lớn hơn với bản thân mình là một việc hoàn toàn bình thường. Chính vì vậy, bạn đừng ngại chia sẻ lý do với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, sẽ có một vài lưu ý khi bạn trả lời câu hỏi này, đó chính là không nên nói xấu hoặc chê công ty cũ trước nhà tuyển dụng. Bởi họ sẽ dựa vào câu trả lời của bạn để đánh giá mức độ trung thành của bạn với công ty đó.
Các câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân sự
Nhân viên gửi phản hồi không tốt tới bộ phận hành chính nhân sự. Bạn sẽ phải xử lý theo quy trình ra sao?
Hành chính nhân sự cũng là một bộ phận tiếp nhận ý kiến đóng góp và phản ánh của toàn bộ các nhân viên mà không phân chia bộ phận trong doanh nghiệp. Với một môi trường làm việc bình đẳng thì tình huống này rất phổ biến, thường xuyên xảy ra. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng đưa ra tình huống này để đánh giá năng lực xử lý tình huống của bạn như thế nào.
Bạn có thể xử lý tình huống trên theo mẫu sau: Trước tiên, tôi sẽ tiếp nhận phản hồi của nhân viên và xác minh lời phàn nàn của nhân viên đó có đúng sự thật hay không. Sau đó, thảo luận với các thành viên trong bộ phận để tìm ra phương án giải quyết. Khi đã xác minh sự thật và tìm được cách giải quyết ổn thỏa thì sẽ đưa cho trưởng phòng xem và quyết lại một lần nữa.
Nếu bạn phải giải quyết tình huống một nhân viên trong doanh nghiệp đã qua đào tạo nhưng vẫn liên tục vi phạm quy định chung. Với cương vị là một nhân viên hành chính nhân sự thì bạn sẽ giải quyết vấn đề này thế nào?
Trong một doanh nghiệp, mỗi khi có nhân viên mới, bộ phận hành chính nhân sự đều tiến hành thực hiện một buổi đào tạo để phổ biến quy chế, những quy định chung. Sau khi buổi đào tạo kết thúc, bạn sẽ nhận được email thông báo kèm văn bản và các tài liệu để có thể đối chiếu và nắm rõ những quy định đó.
Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định chung mà doanh nghiệp đặt ra. Ở đâu cũng có người này người kia, có thể họ bị ảnh hưởng từ tác phong làm việc tại công ty cũ, hoặc do ý thức chấp hành nội quy kém. Lúc này, việc xử lý sẽ thuộc về nhân viên hành chính nhân sự chứ không phải ai khác. Nếu bạn có thể giải quyết tình huống này một cách thông minh sẽ ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Họ sẽ thấy được khả năng giao tiếp và mức độ truyền đạt thông tin của bạn.
Tính chất công việc của một nhân viên hành chính nhân sự sẽ yêu cầu thái độ làm việc chuyên nghiệp và phải có khả năng bảo mật thông tin cấp cao. Bạn sẽ dùng những phương thức nào để duy trì bảo mật các thông tin đó?
Công việc của một nhân viên hành chính nhân sự liên quan đến rất nhiều giấy tờ như hồ sơ, hợp đồng, tài liệu… nhạy cảm liên quan đến thông tin cá nhân của nhân viên, lương thưởng, tài khoản ngân hàng,... Bạn sẽ luôn phải bảo mật thông thông tin và đồng thời cũng phải thường xuyên cập nhật thông tin của các hồ sơ xin việc đó khi có sự thay đổi về: tăng, giảm lương thưởng, chuyển việc,...
Ở một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn thì nhân viên hành chính nhân sự có thể phân loại, sắp xếp tài liệu. Và tất nhiên những thông tin đó chỉ cho phép một số đối tượng có quyền truy cập. Chính vì vậy, để trả lời và giải quyết được tình huống này, bạn cần đề cập đến những vấn đề sau đây:
Qua bài viết về câu hỏi phỏng vấn hành chính nhân sự, mong rằng Tuyển dụng VCCorp đã giúp được bạn phần nào có thêm tự tin và luôn trong tâm thế sẵn sàng khi nhận được cuộc gọi phỏng vấn của doanh nghiệp!
Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Với câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân bạn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được phần nào suy nghĩ cũng như phong cách làm việc của bạn có phù hợp với công ty hay không. Chính vì thế, nên bạn cần nêu bật những điểm mạnh của bản thân và thật thận trọng trong việc đưa ra điểm yếu. Tuy nhiên, bạn nên nói thật với nhà tuyển dụng thay vì đưa ra những điểm yếu đại trà như cầu toàn, làm việc quên thời gian, quên ăn, quên ngủ…
Hãy giới thiệu đôi nét về bản thân
Chắc chắn câu hỏi phỏng vấn hành chính nhân sự đầu tiên mà nhà tuyển dụng đưa ra chính là yêu cầu bạn hãy giới thiệu đôi nét về bản thân mình. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ bước đầu đánh giá được ứng viên mà mình đang phỏng vấn. Chính vì vậy, bạn không nên giới thiệu bản thân một cách quá cơ bản như chỉ nêu mỗi tên, tuổi, kinh nghiệm... mà bạn cần phải khoe ra được những thế mạnh và sở trường của bản thân với mức độ vừa phải, không quá dài dòng.
Nhân viên hành chính nhân sự là gì?
Nhân viên hành chính nhân sự là những người đảm nhận các công việc liên quan đến quản lý và điều phối các hoạt động hành chính cũng như nhân sự trong một tổ chức hoặc công ty. Họ có nhiệm vụ quan trọng trong việc duy trì và phát triển các hoạt động của công ty bằng cách kết nối giữa "hành chính" và "nhân sự". Cụ thể, họ thực hiện các công việc như:
- Quản lý tài sản và thiết bị: đảm bảo rằng tất cả tài sản và thiết bị của công ty được quản lý và bảo dưỡng đúng cách.
- Quản lý văn kiện và hồ sơ: lưu trữ và cập nhật các văn kiện, hồ sơ nhân sự, và giấy tờ liên quan đến công ty.
- Xử lý bảng lương: tính toán và phân phối lương thưởng cho nhân viên.
- Hỗ trợ công tác lễ tân: hỗ trợ trong việc tiếp đón khách hàng và tổ chức các sự kiện nội bộ.
- Phát triển và đào tạo nhân sự: tổ chức các chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng và kiến thức cho nhân viên.
Ngoài ra, họ còn giúp điều phối công việc và tạo một môi trường làm việc thoải mái và tốt nhất cho tất cả nhân viên, hỗ trợ cho các quyền lợi của nhân viên công ty. Họ cũng có thể tham gia vào các hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, và quản lý lương thưởng phúc lợi. Nhân viên hành chính nhân sự là vị trí quan trọng không thể thiếu trong những công ty, doanh nghiệp.
Nhân viên hành chính nhân sự là gì? Kỹ năng cần thiết để làm nhân viên hành chính nhân sự là gì? (Hình từ Internet)