Ðể bắt đầu học chương trình lớp 1 của Trường Roscoe Wilson (thành phố Lubbock, bang Texas, Hoa Kỳ), con gái tôi được phòng giáo dục đào tạo của thành phố cho thực hiện một bài kiểm tra nghe nói đọc bằng tiếng Anh.
Xây dựng lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu
Dựa vào mục tiêu và khả năng của mình, bạn nên xây dựng một lộ trình học tập cụ thể. Lộ trình học tập này nên bao gồm các mốc thời gian, các kỹ năng cần tập trung rèn luyện và các tài liệu học tập cần sử dụng.
Tham khảo bài viết: lộ trình tự học IELTS từ con số 0
Dễ dàng xin việc và phát triển sự nghiệp
Sở hữu bằng chứng chỉ IELTS sẽ giúp bạn dễ dàng xin việc với mức lương cao hơn và có cơ hội thăng tiến trong môi trường làm việc quốc tế.
Các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế đánh giá cao trình độ tiếng Anh của nhân viên và ứng viên, và IELTS chính là bằng chứng hiệu quả nhất để chứng minh khả năng này.
Quyền và nhiệm vụ của học sinh lớp 9 là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định nhiệm vụ của học sinh trung học nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định quyền của học sinh trung học như sau:
- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT.
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Tuổi nào nên cho con học tiếng Anh?
Để trả lời câu hỏi "Khi nào và lớp mấy thì nên cho con luyện thi IELTS?" thì các (bố) mẹ có thể hỏi: "Khi nào con em nên học tiếng Anh và học như thế nào?".
Học tiếng Anh từ nhỏ là điều nên khuyến khích, nhưng nếu ép chín quá trình học tiếng Anh vì mục đích lấy chứng chỉ IELTS sớm, thay vì nâng cao niềm vui thích học tiếng Anh, là chưa phù hợp với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, tăng áp lực không cần thiết cho con.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, khả năng thụ đắc ngôn ngữ thứ hai thường diễn tốt nhất sau khi con trẻ có một nền tảng ngôn ngữ mẹ đẻ tương đối. Tức là, nếu bạn có điều kiện, bạn có thể cho con học tiếng Anh, học mà chơi, chơi mà học, khi con bắt đầu lên 3, 5, 8 hay thậm chí lên 10. Khi đã có nền tảng đó, cộng với việc đã vững ngôn ngữ mẹ đẻ (ngôn ngữ trụ - the dominant language), người học có thể xử lý thuần thục các dạng thức kiểm tra trình độ ngôn ngữ thứ hai một cách dễ dàng hơn. Lúc đó bộ não của người học sẽ liên kết từ vựng mới vào các khái niệm đã có sẵn khiến việc học trở nên dễ dàng hơn. Nói cách khác, từ 3 đến 10 tuổi là thời điểm vàng để con có thể bắt chước, học phát âm, hay học qua kể chuyện, âm nhạc, thơ ca, đối thoại. Tuyệt nhiên, trong độ tuổi này, các chương trình được thiết kế và quá trình giảng dạy sẽ không dạy ngữ pháp một cách quá công thức, theo hướng phân tích cao, hay bắt thuộc lòng quá nhiều.
Minh họa một số các hoạt động cho học sinh lớp 7 tại Việt Nam, chú trọng vào mục đích dùng ngôn ngữ để thể hiện tư duy độc lập bằng tiếng Anh ý nghĩa trước khi chỉnh sửa trau chuốt về ngữ pháp và từ vựng
Ví dụ, một trong hai tác giả có quan sát một lớp học tiếng Anh dành cho một học sinh lớp 7. Với lứa tuổi ấy, điều gì sẽ (nên) diễn ra trong một lớp học? Theo quan sát, em học sinh lớp 7 được giáo viên chú trọng việc dùng tiếng Anh trong hoạt động đọc sách nên khả năng đọc hiểu, từ đó chuyển sang nghe-nói của em phát triển tự nhiên. Mà không chỉ đọc, em học sinh sẽ đặt câu hỏi về điều em đang đọc. Giáo viên tập trung trợ lực cho em dùng ngôn ngữ đó vào việc diễn tả các vấn đề đời sống phù hợp lứa tuổi của em. Thông qua tiếng Anh, em sẽ khám phá về thế giới bao la ngoài kia, về các đề tài đa dạng phong phú, về sức mạnh của việc trao đổi ý tưởng một cách mạnh dạn, và dùng ngôn từ để kết nối với những người xung quanh mình.
Nói cách khác, học sinh sẽ tập trung phát triển và củng cố kiến thức nền tảng về văn phạm và từ vựng một cách tự nhiên (Natural Language Approach), hoặc thông qua các hoạt động ý nghĩa như nghe, nói, đọc, viết theo đường hướng nhiệm vụ (Task-Based Language Teaching). Học sinh lớp 7 học tiếng Anh, em hiểu được rằng, giống như tiếng Việt, em có thể vẫn mắc lỗi sai về từ vựng, ngữ pháp nhưng với sự quan sát, hướng dẫn sửa bài của giáo viên trong môi trường học phù hợp lứa tuổi đó, em sẽ dần khắc phục và nâng cao từng kỹ năng cho mình. Cách học này cũng cho thấy phương pháp sư phạm tiếp cận trẻ em và người lớn về bản chất đã rất khác nhau.
Học sinh Việt Nam thường được kiểm tra, thay vì tham gia vào đánh giá quá trình học tập
Kết quả của dự án nghiên cứu tiến sĩ của một trong hai tác giả, cho thấy thực tế đang diễn ra trong lớp học tiếng Anh ở Việt Nam, học sinh thường được kiểm tra, thay vì các em được tham gia vào đánh giá quá trình học tập. Các em thường làm các bài kiểm tra nhận biết về ngôn ngữ (ví dụ như kiểm tra trắc nghiệm), thay vì sử dụng ngôn ngữ. Các em ít nhận được phản hồi của giáo viên, do vậy các em rất khó khăn để biết, khi nào, bằng cách nào để mình rút ngắn khoảng cách so với mục tiêu đề ra là "học sinh có thể giao tiếp, và sử dụng tiếng Anh cho mục tiêu học tập, làm việc" ở môi trường quốc tế mà bộ giáo dục đề ra.