Is your network connection unstable or browser outdated?
Các điểm lăng, chùa, điện, miếu du lịch Huế
Chùa Thiên Mụ còn có một tên gọi khác là chùa Mụ Linh nằm ở hướng tả ngạn sông Hương. Chùa cách khu vực trung tâm của Huế khoảng 5km, là nơi thuộc vào các điểm du lịch Huế được yêu thích nhất.
Chùa Thiên Mụ mùa hoa phượng nở
Để lý giải cái tên Thiên Mụ nghe qua có phần khó hiểu này là danh sách nhiều truyền thuyết. Tuy nhiên, câu chuyện được dân chúng tin nhiều nhất chính là truyền thuyết chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ ở tại xứ Thuận Hòa. Chính người đã phát hiện ra ngọn đồi Hà Khê lúc bấy giờ với dáng đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn ngược.
Người dân quanh khu vực này thường bàn tán về một bà lão mặc áo đỏ cứ thường xuyên một thân một mình xuất hiện trên đồi nói những lời tiên tri về chính trị. Bà bảo nước Nam rồi đây sẽ hùng mạnh nhờ vào người tài chân chính. Chúa Nguyễn Hoàng nghe vậy liền mừng cho dựng một ngôi chùa trên đồi để thờ phụng và đặt tên cho ngôi chùa là chùa Thiên Mụ. Chính vì những điển tích này mà chùa luôn thu hút rất nhiều khách tham quan viếng thăm.
Toàn bộ Thế Tổ Miếu là một công trình bằng gỗ xây dựng theo lối kiến trúc" trùng thiềm điệp ốc". Khuôn viên khu vực có hình chữ nhật với diện tích trên 2ha bao gồm: nhà chính, nhà trước và chái đơn nối liền nhau.
Ngoài ra bên trong địa điểm du lịch Huế này còn có các công trình như Thổ Công Tử, Cửu Đỉnh, Hiển Lâm Các... tồn tại song song với tòa Thế Tổ Miếu.
Phía trước Miếu Thế Tổ là sân gạch rộng
Phía trước Miếu Thái Tổ là một sân gạch rộng đặt 14 chiếc đôn đá, cùng với đó là các chậu sứ trồng hoa dùng làm trang trí. Cuối sân còn có 9 chiếc đỉnh đồng to lớn, thẳng hàng với 9 gian thờ trong miếu ứng với phong thủy là điềm lành.
Lăng Khải Định còn có tên gọi khác là Ứng Lăng, nằm cách trung tâm thành phố huế 10km, là một công trình kiến trúc cuối triều Nguyễn. So về mặt diện tích thì đây là khu vực nhỏ nhất trong toàn bộ công trình lăng tẩm triều Nguyễn tuy nhiên chúng lại đóng góp nhiều phần ý nghĩa quan trọng.
Xét về thời đại, nhìn vào kiến trúc ta có thể thấy một chút gì đó giao thoa của 2 nền văn hóa Đông - Tây được thể hiện rõ rệt. Điều này đồng thời phản ánh lên tính xa hoa của các nhà vua ngự trị ngày ấy lúc sinh thời.
Lăng Khải Định nhìn từ chính diện
Lăng được xây dựng từ vật liệu tân thời nhất thời đó
Các chất liệu để xây dựng địa điểm du lịch Huế này là sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise… cũng là vật liệu tân thời nhất lúc đó. Bên trong Lăng Khải Định có Cung Thiên Định, cung trang bày những bức phù điêu ghép bằng sành, sứ, thủy tinh nhập từ tận các phương trời nước bạn như Trung Quốc, Nhật Bản... Ngoài ra đây chính xác là địa điểm từng chôn cất vua Khải Định trước đây.
Lăng Gia Long chính là mộ của Gia Long hoàng đế, còn được biết với tên gọi khác là Thiên Thọ Lăng. Thời điểm khởi công xây dựng lăng là vào năm 1814, đến những năm 1820 công trình mới hoàn thành, thời gian mất khoảng 6 năm.
Vẻ đẹp xứ cố đô khi kết hợp áo dài tím
Toàn bộ khu vực lăng có tổng cộng 42 đồi núi lớn nhỏ, trong số đó Đại Thiên Thọ là ngọn đồi lớn nhất. Xét về bố cục thì lăng tẩm chia thành 3 khu vực chính: phần giữa là lăng mộ vua và bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Phần bên phải là điện Minh Thành thờ Hoàng đế và Hoàng hậu đời thứ nhất, cuối cùng bên trái chính là khu lăng Bi Đình.
Vẻ đẹp điện Hòn Chén nhìn từ sông Hương
Xét về số giai thoại mà các địa điểm du lịch Huế trong di tích cố đô sở hữu thì có lẽ, Điện Hòn Chén chính là nơi chứa nhiều giai thoại nhất. Các câu chuyện dân gian lưu truyền lại rằng ý nghĩa của tên Hòn Chén hay còn gọi là Hoàn Chén hàm ý rằng "trả lại chén ngọc".
Chuyện này gắn với sự kiện một lần vua Minh Mạng từng đánh rơi chén ngọc xuống dòng sông Hương được 1 chú rùa bơi lên trả lại. Mặc dù tên chính thức của ngôi điện là Ngọc Trản Sơn Từ tuy nhiên cái tên gọi Hòn Chén vẫn phổ biến và quen thuộc.
Chùa Từ Đàm do thiền sư Minh Hoằng - Từ Dung khai sơn vào thế kỉ 17. Đây là một trong các địa điểm du lịch Huế cổ, danh tiếng bậc nhất xứ cố đô. Ban đầu chùa Từ Đàm chỉ là một tịnh thất nhỏ dựng bằng lá cây, vách đất. Được sự tín nhiệm của người dân chùa sau nhiều lần trùng tu đã có diện mạo như ngày hôm nay.
Chùa Từ Đàm do thiền sư Minh Hoằng - Từ Dung khai sơn
Khu vực chính điện ở chùa gồm 3 gian, lợp mái ngói, ngó mặt về hướng Đông Nam. Công trình mới của chùa được xây vào năm 2006 theo lối "trùng thiềm điệp ốc", đây chính là một hướng kiến trúc cổ ở Huế. Phía bên cạnh chính điện là 2 khu vực nhà khách và phòng Tăng.
Vào ngày 6 tháng 11 năm 1925, Điện Kiến Trung chính là nơi vua Khải Định băng hà sang triều cho vị vua kế là Bảo Đại. Khu vực này thuộc kiểu phức hợp phong cách châu Âu, chứa đựng những tinh hoa của những nền kiến trúc Pháp, kiến trúc Phục Hưng hay của Ý, cùng tất nhiên không thể thiếu chính là văn hóa Việt Nam. Ngay phần mặt tiền điện được trang trí rất nhiều mảnh sành, gốm sứ nhiều màu, nhiều hình dáng khác nhau tạo nên ấn tượng đầu tiên trong tầm mắt du khách.
Điện Kiến Trung từng nhiều lần bị tàn phá bởi chiến tranh
Điện Kiến Trung bị phá hủy vào năm 1964 bởi quân đội Việt Minh, ngày nay điện vẫn còn đang trong dự án phục dựng, ước tính tới năm 2020 thì hoàn thành.
Trước đây, nhà vua Thiệu Trị đã từng dùng chùa Diệu Đế làm phủ của mình, sau khi lên ngôi, năm 1844 ông phong nơi đây là Quốc tự, từ đó chùa trở thành danh lam nổi bật ở xứ Huế.
Nơi đây có cảnh quan cây cối xanh tốt
Vị trí của chùa nằm cạnh bờ sông Hộ Thành mà người Huế quen gọi là sông Gia Hội hay Đông Ba. Vị trí này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Phật giáo. Nơi đây chính vì cảnh quan vườn, sông, câu cối hội tụ xanh tốt nên từ lâu đã trở thành danh lam nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Một trong những địa điểm du lịch Huế bạn không thể bỏ qua khi đặt chân đến xứ kinh kỳ chính là Huyền Không Sơn Thượng. Nơi đây có vị trí nằm ở giữa lưng chừng núi, cạnh khu vực rừng thông quanh năm tươi tốt, phủ đầy bóng mát.
Một góc chùa Huyền Không Sơn Thượng
Khu vực chánh điện của chùa là một biến thể của nhà rường với chất liệu vừa truyền thống vừa mang trong mình vẻ đẹp hài hòa với thiên nhiên. Đặc biệt so với lối thiết kế quen thuộc của những ngôi chùa khác thì nơi này không có cổng Tam quan hoành tráng, chiếc cổng chỉ mang kích thước nhỏ vừa đủ lối đi vào sân vườn - nơi trưng bày hàng loạt cây cảnh như: bông súng tím, phong lan, thiên tuế, bách, tùng...
Xét về bố cục và kiến trúc thì Lăng Minh Mạng mang trong mình một sự cân xứng, hài hòa. Các hạng mục như: cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế... đều cân bằng, phù hợp.
Trải qua thời gian, ngày nay Lăng Minh Mạng có phần sa sút, một vài bộ phận thậm chí đổ nát mất đi dấu tích cũ nhưng so với những lăng khác thì công trình này vẫn đỡ hơn một phần nào.
Lăng đến nay vẫn giữ được nguyên vẻ ban sơ
Mặc dù vậy nhưng Ban bảo vệ di tích đã ra chỉ thị không được trùng tu di sản, chủ trương giữ lại các hàng cây nhiều năm tuổi cộng với lớp rong rêu bên ngoài để thêm phần giá trị nguyên sơ là những gì mà Ban quản lí muốn gìn giữ.
Từ lối đi bắt đầu bước vào chùa du khách đã có thể nhận thấy được cảnh đẹp phía 2 bên đường. Lối vào mang màu vàng truyền thống của đạo Phật, bên trái là bức tượng Đức Phật Thích Ca đang trong tư thế tọa thiền, phía trước ngài là Xà Vương canh giữ tránh ai đến gần gây quấy nhiễu.
Bước vào bên trong du khách sẽ được chứng kiến tượng Phật bằng đồng với dáng đứng trang nghiêm. Nhìn sang bên trái thì là khu bảo tháp 2 tầng. Mốc thời gian vào năm 1966 chính là khi chùa được xây dựng hoàn tất và mang trong mình hệ phái của Nam Tông.
Các trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về hướng Tây - Nam chính là vị trí của Điện Voi Ré. Điện là chứng tích của đội kinh tượng nhà Nguyễn cũng là địa điểm du lịch Huế nằm trong quần thể di tích cố đô.
Tương truyền vào lúc lên ngôi, vua Gia Long chính là người đã chỉ điểm cho khởi công xây dựng bên cạnh mộ con voi một ngôi thờ điện. Tên gọi chính thức của nó chính là Long Châu Miếu nhưng dân gian dựa vào vị trí mà quen gọi là Điện Voi Ré.
Điện Voi Ré ở một góc nhìn khác
Quần thể kiến trúc này được xây dựng trên một diện tích khoảng 2.000m2, nguyên tắc chung về mặt phong thủy là vận dụng Thành Lôi làm bình phong, vòng ngoài la thành được xây bằng gạch, trong hồ trồng sen.
Trước đây, mỗi năm Điện tổ chức Lễ hội 2 lần dưới sự trợ cấp của triều đình
Trước đây, thời Điện Voi Ré vừa mới hoàn thành, triều đình đã ban cấp cho nơi đây nhiều vàng bạc để tổ chức tế lễ mỗi năm 2 lần. Hình ảnh những con voi phục vụ cho kháng chiến quả cảm được người ta tôn sùng hết mực, thậm chí ngang hàng với những thần linh. Điện một phần là để cầu bình an cho con người, một phần cầu cho những con voi thoát khỏi chiến tích.
Hòa thượng Nhất Định chính là người đã tiếp nhận quyền điều hành chùa Bảo Quốc, người mang mẹ già của mình đến đây với mục đích là vừa tịnh tu và nuôi dưỡng, báo hiếu mẹ.
Vẻ bình yên đến nên thơ ở chùa Từ Hiếu
Tên gọi ngôi chùa xuất phát từ câu chuyện tình mẫu tử thiêng liêng
Dân gian tương truyền rằng, mẹ người bị bệnh rất nặng, ngày ngày lo thuốc thang nhưng vẫn không sao khỏi. Có người khuyên ông nên mua thịt cá tẩm bổ mẹ nhưng thiền sư một mực từ chối, bỏ ngoài tai lời đề nghị đó.
Chính vua Tự Đức đã ban tên cho tự
Trước tấm lòng hiếu thảo cảm động đất trời, tin đồn truyền đến tai nhà vua Tự Đức, cảm phục điều này vua đã ban sắc cho ngôi chùa cái tên "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Trong đó "Từ" nghĩa là đức lớn của Phật, "Hiếu" là đầu hạnh của Phật. Cùng với đó vua còn ban cấp tiền bạc để xây dựng lại chùa, về sau nơi đây trở thành điểm đến tâm linh nổi tiếng ai ai cũng biết đến.
Hưng Tổ Miếu chính là ngôi miếu thờ song thân của vua Gia Long, chinh là Thế tử Nguyễn Phúc Luân và bà Nguyễn Thị Hoàn. Nếu trước đây nội bộ chúa Nguyễn không có tình trạng loạn quyền thì Nguyễn Phúc Luân đã sớm lên ngôi chúa.
Tuy nhiên kết cục cuối đời của ông quá bi thảm khi Trương Phúc Loan loạn quyền khiến ông bị bắt giam vào ngục và mất sớm năm 32 tuổi. Mặc dù vậy 6 người con của ông sau này 1 trong số đó đã lên ngôi hoàng đế, đấy chính là Gia Long.
Hưng Tổ Miếu thờ song thân của vua Gia Long
Sau khi lên ngôi vua Gia Long đã lập tức cho xây dựng nơi này
Vừa lên ngôi vua Gia Long đã cất ngay ngôi mộ cho phụ thân của mình để thờ phụng. Theo sách sử ghi nhận lại thì việc xây dựng này mất khoảng 4 tháng. Đến năm 1821, vua Minh Mạng ra chỉ thị cho lùi Hoàng Khảo Miếu về sau 50m để xây Thế Miếu. Sau khi hoàn tất ông cũng chính thức đổi tên thành Hưng Tổ Miếu - tên gọi của ngày hôm nay.
Ngay từ khi còn sống, vua Tự Đức đã sớm nghĩ đến việc sẽ xây dựng lăng mộ cho riêng mình. Ông tự chọn cho mình một địa điểm an nghỉ xứng đáng với những gì mà mình làm ra, đấy là nơi thung lũng hẹp thuộc tổng Cư Chánh.
Sinh thời vua Tự Đức đã sớm nghĩ đến chuyện tự xây lăng cho mình
Trong lăng có tổng cộng 50 công trình, lối đi lát gạch. Sau khu vực tẩm điện thì tới khu vực lăng mộ. Hai hàng tượng quan văn quan võ đứng hầu 2 bên nơi vua an nghỉ, trên bia đá cạnh đó có khắc dùng chữ "Khiêm Cung Ký", văn bản này cũng do chính vua soạn thảo.
Trong lăng có tổng cộng 50 công trình lớn, nhỏ
Sinh thời vua Tự Đức có hơn 103 bà vợ, tuy nhiên người lại không hề có con nối dõi. Trước khi qua đời người làm một tấm bia khắc văn bản dài 4935 chữ để thuật lại cho hậu thế về cuộc đời của mình từ vương nghiệp cho đến bệnh tật cá nhân, những công tội trước lịch sử... Đằng sau tấm bia này còn là 2 trụ với hồ Tiểu Khiêm hình trăng non mục đích cho linh hôn vua được rửa tội. Ngày nay, nơi đây thuộc vào các điểm du lịch Huế được du khách rất yêu thích.
Bảo tàng là một điểm đến rất đáng để du khách đến tham quan. So với những diện tích cùng loại khác, nơi đây chỉ thuộc vào hàng không gian nhỏ, tuy nhiên thiết kế trưng bày rất ấn tượng, sang trọng. Đến đây tham quan bạn sẽ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc kiểu Pháp, những bức tranh nổi tiếng của những người họa sĩ tài danh.
Bảo tàng có thu một khoảng phí nhỏ trước khi vào cổng
Du khách đến đây lưu ý giờ nghỉ trưa của bảo tàng
Bảo tàng thu một khoảng phí nhỏ trước khi vào cửa, nghỉ trưa lúc 11h30 đến 1h30 chiều. Bạn muốn tham quan hãy đến trước hoặc sau khoảng thời gian này tránh tốn công chờ đợi. Đã nói đến các điểm du lịch Huế thì nghệ thuật ở Le Ba Dang Art Museum là sức hấp dẫn khó có thể chối từ.
Thừa Thiên Huế chính là nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ của vị lãnh tụ đất nước. Những năm ở tại đây Người đã để lại không ít những di sản, theo thống kê có hơn 20 món đồ lưu niệm ghi giữ lại các di tích của Người.
Bảo tàng là cả niềm tự hào của toàn thể người dân Huế
Những gì mà Huế có là niềm vui, niềm tự hào cho toàn thể người dân của khu vực và cả nước. Các giá trị ấy ngoài mặt phục vụ cho việc tham quan, tìm hiểu còn là mục tiêu phấn đấu làm sao để cho dân giàu nước mạnh, an ninh quốc phòng.
Địa điểm du lịch Huế này nằm trong khu vực Thành Nội, là bảo tàng được thành lập sớm nhất. Ước tính có hơn 700 hiện vật được sưu tập được tại đây, đa phần nếu không phải là tuổi thọ lâu năm thì chúng toàn là những chế tác kỹ thuật cao, độc đáo đến vô giá.
Một trong những món cổ vật quý giá
Khu trưng bày chia thành nhiều chuyên đề để du khách có thể dễ tìm hơn khi tham quan như: khu trò chơi vương giả, khu trang phục vua chúa, bộ sưu tập gốm sứ, cổ vật triều đình....
Đến với Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn du khách có thể tha hồ tham quan những món đồ vật quý giá, tinh xảo là các vật dụng sinh hoạt thường ngày của người dân cho đến các báu vật của giới vua chúa, quý tộc. Trong số báu vật có nhiều món đồ giá trị hơn cả như khay trầu, bình vôi, dao cau, bộ ấm trà, tẩu thuốc, bình rượu...
Ngoài ra, ngay cả bản thân ngôi nhà chứa đựng những vật dụng này đã là cả một báu vật lớn được xây dựng từ tận năm 1920. Ngôi nhà chính xác là kiến trúc kiểu nhà rường truyền thống vùng Huế trước đây. Được biết chủ nhân của ngôi nhà chính là ông Trần Đình Sơn hậu duệ vị Hình bộ thường thư dưới triều Nguyễn. Cả ngôi nhà lẫn nội thất mọi thứ gần như vẫn được giữ nguyên vẹn đến ngày hôm nay. Du khách các điểm du lịch Huế tham quan tuyệt đối không nên bỏ lỡ địa điểm văn hóa đậm bản sắc dân tộc này.
Hue War Museum là những gì mà chiến tranh còn để lại, đấy là tàn dư của những cuộc chiến đẫm máu mà nếu như những thế hệ sau chưa hình dung được sự khủng khiếp của nó, Hue War Museum có thể giúp bạn.
Bảo tàng chiến tranh Huế @alexplayerbass
Rất nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu @davidfletcherholmes
Dù bảo tàng không lớn, nhưng giá trị của nó mang lại khó có giới hạn nào ước tính được. Những chiếc xe tăng hay máy bay cũ là những nổ lực vật chất khó khăn. Sự cũ kĩ của nó là màu sắc chân thật nhất để người xem quý trọng hơn những thời gian hiện tại mà bản thân đang có.
Vẫn là một bảo tàng mang dấu ấn lịch sử, địa điểm du lịch Huế này gợi cho người xem về nhiều màu sắc kí ức. Thời gian trôi quá xóa nhòa nhiều khoảng đẹp, bảo tàng là bộ sưu tập giúp người xem nhặt lại những kí ức ngày đó.
Đến thăm để hiểu hơn về Huế, từ cái ngày Huế còn trung tâm, là kinh đô cho đến khi Huế hóa thành một thành phố hiện đại. Chẳng có nơi nào khiến người ta tiếp cận với văn hóa con người Huế gần hơn ngoài nơi này. Chắc chắn khi ghé thăm khách tham quan sẽ tự học hỏi được cho mình nhiều giá trị.
Bãi biển Lăng Cô là một trong những danh thắng nổi tiếng ở Huế, thuộc vào các điểm du lịch Huế được khách du lịch rất ưa thích. Nơi đây có vị trí cách trung tâm thành phố 60km, nằm dưới chân đèo Hải Vân. Danh thắng này luôn thường xuyên là nam châm hút khách, đặc biệt vào những mùa cao điểm.
Không chỉ là du lịch biển, Lăng Cô còn kết hợp định hướng phát triển dài với cảng nước sâu cùng những khu thương mại, khu công nghiệp tầm cỡ Quốc tế. Biển nhắm đến chức năng nghỉ dưỡng, giải tỏa căng thẳng và là một màu xanh dương cho đô thị lớn. Vào ngày 6 tháng 6 năm 2009, Thừa Thiên Huế chính thức đón nhận danh hiệu vịnh Lăng Cô là một trong những vịnh biển đẹp của thế giới do Worldbays bình chọn.
Nhắc đến những bãi biển mộng mơ nhất xứ Huế không thể nào bỏ lỡ cái tên Thuận An - địa điểm du lịch Huế quen thuộc của nhiều đối tượng. Cách trung tâm thành phố 15km về phía Đông, đây là điểm đến được ca ngợi và tấp nập khách tham quan nhất.
Bãi biển Thuận An nằm ngay sát cạnh với cửa biển cùng tên, đây là nơi sông Hương chảy về phía phá Tam Giang trước khi tuôn ra biển. Vào những mùa hè hay thời tiết oi bức cũng là lúc khu vực này đông khách đỉnh điểm.
Cùng bạn bè du hí ở biển Cảnh Dương
Nếu bạn muốn nhấc bỏ hết những muộn phiền cuộc sống qua một bên thì biển Cảnh Dương chính là nơi có thể giúp bạn. Vẻ đẹp hữu tình của dòng biển xứ kinh kì chỉ cách trung tâm thành phố 60km, có chiều dài 8km, rộng 200km, hình vòng cung. Độ dốc thoai thoải cùng với bờ cát trắng mịn, tương đối kín gió chính là những gì mà biển Cảnh Dương sở hữu.
Cắm trại cùng bạn bè ở Cảnh Dương
Đến với địa điểm du lịch Huế này du khách không chỉ là tham quan thôi mà còn được thưởng thức những món đặc sản xứ biển nổi tiếng như: ghẹ hấp, mực nướng, tôm, cua rang muối... chỉ mới nghe tên thôi là cũng đủ để khiến người ta phát thèm rồi.