Những Người Bỏ Học Thành Công Ở Việt Nam

Những Người Bỏ Học Thành Công Ở Việt Nam

Du khách nước ngoài mê đắm cây hoa đào ở Lô Lô Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - Ảnh: NAM TRẦN

Những startup thành công ở Việt Nam sau Shark Tank

Nền tảng “home-sharing” Luxstay – Startup thành công mỹ mãn nhất

Được giới thiệu là nền tảng kết nối cho thuê nhà ngắn hạn, Luxstay kết nối chủ nhà và khách lưu trú thông qua phương thức “home-sharing”.

Startup này đã mở màn Shark Tank Việt Nam mùa 3 với mức đầu tư kỷ lục từ Shark Việt, Shark Hưng và Shark Thuỷ với tổng số vốn là 6 triệu USD, trở thành một trong các startup thành công nhất Shark Tank Việt Nam.

Đáng chú ý, đây là thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam tham gia vào lĩnh vực cho thuê homestay, căn hộ chung cư đầu tiên có thể cạnh tranh với Airbnb nổi tiếng thế giới.

CEO khởi nghiệp tuổi 50 và lời hứa đầu tư 1 triệu USD của Shark Việt

Ông Nguyễn Văn Khỏe – startup về công nghệ sấy nhiệt mặt trời đã may mắn nhận được “deal” 1 triệu USD tiền đầu tư của “cá mập” Nguyễn Thanh Việt – Chủ tịch HĐQT Intracom Group.

Đi ngược lại quyết định của các shark, nhà đầu tư Nguyễn Thanh Việt bất ngờ có thương vụ thành công đầu tiên với khoản rót vốn khủng. Shark Việt quyết định đầu tư cho startup năng lượng sạch vì đánh giá cao sự đam mê, nhiệt huyết của nhà sáng lập 53 tuổi cũng như vì lợi ích cộng đồng của sản phẩm.

Nhiệt Mặt Trời là mô hình sử dụng nguyên lý sấy khô từ năng lượng ánh sáng tự nhiên, giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Hiện tại công ty đang sử dụng nhiệt mặt trời để sấy khô các sản phẩm nông sản, hủ tiếu, bún, miến, bánh tráng và bún gạo. Sau hơn 10 năm nghiên cứu, ông phát hiện ra công nghệ sấy nhiệt mặt trời có thể áp dụng cho nông sản, hoa quả, quần áo trong khách sạn, bệnh viện.

Với trái tim hồn hậu và thuần khiết của một người đam mê sáng tạo, startup dù đi chậm nhưng đều là những bước chân đầy vững chắc trong lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam: công nghệ sấy bằng nhiệt mặt trời.

Pin thông minh Mopo – Dành deal khủng tại mùa 2 Shark Tank Việt Nam

Một trong những thương vụ ấn tượng nhất ở Shark Tank Việt Nam mùa 2 không thể không nhắc đến Pin thông minh Mopo. Là giải pháp năng lượng lưu động do Công ty Powercentric sở hữu và được chính phủ Mỹ cấp quyền, bảo hộ.

Pin thông minh Mopo kinh doanh theo cả 2 hướng là B2C và B2B, trong đó B2B sẽ là “key-strategy”. Startup này hướng đến việc cung cấp pin cho các hãng sản xuất phương tiện giao thông chạy bằng điện, như: xe đạp điện, xe máy điện hay ô tô điện và năng lượng tái tạo.

Tại Shark Tank mùa 2, Shark Hưng đã “chốt đơn” với mức deal khủng 1 triệu USD cho dự án Pin thông minh Mopo. Được biết, 500.000 USD sẽ là 25% cổ phần và 500.000 USD còn lại là trái phiếu hoặc chuyển thành khoản vay.

Vào quý 1 năm 2020, Mopo đã thiết lập được 1 mạng lưới 500 trạm sạc và đổi pin trải dài khắp Việt Nam, trở thành một trong số các startup thành công trong Shark Tank Việt Nam.

Coolmate – Chốt deal chỉ sau 2 câu hỏi

Ngay sau khi lên sóng, màn “chốt đơn” nhanh gọn lẹ giữa thương hiệu Coolmate và Shark Bình đã tạo ra hiệu ứng vô cùng thích thú trong mắt khán giả.

Coolmate – một startup với tính năng cung cấp các giải pháp về mua sắm tiện lợi trên các nền tảng online cho nam giới, với những sản phẩm cơ bản như áo thun, áo sơ mi, quần lót,… và các phụ kiện như mũ, khẩu trang,… Doanh số của Coolmate luôn tăng đều nhờ bán các món đồ thiết yếu này.

Ngay sau màn catwalk “chào sân” và lời giới thiệu ngắn gọn về Coolmate của anh chàng CEO trẻ tuổi, Shark Bình chỉ hỏi thêm 2 câu và ngay lập tức đưa ra quyết định của mình, với mức đầu tư trị giá 500.000 USD đổi lấy 10% cổ phần, cùng với 2,5% cổ phần tư vấn. Quyết định này đã gây bất ngờ cho các Shark còn lại nhưng cũng cho thấy tiềm năng lớn của Coolmate mà Shart Bình đã nhìn thấy được.

Chỉ sau một năm tính từ khi lên sóng Shark Tank mùa 4, Coolmate đã có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc. Từ một công ty mỗi tháng chỉ bán được hơn 2.000 đơn hàng, đến nay Coolmate luôn trong tình trạng “Chạy deadline” khi xử lý hơn 10.000 đơn hàng hàng ngày.

Trường Food – Thịt chua Phú Thọ ẵm trọn 2 tấm vé vàng

Mới đây, khi đến với Shark Tank mùa 5, nữ Founder dân tộc Mường đã thành công gọi vốn với mức chốt deal cuối cùng là với 15 tỷ đồng cho 20% cổ phần và 200 triệu của Shark Bình, cùng với 2 tấm vé vàng từ két sắt của Shark Hùng Anh và Shark Bình.

Trường Food cung cấp đến thực khách trên khắp mọi miền đất nước đặc sản thịt chua vùng đất Thanh Sơn, Phú Thọ. Với công thức đặc biệt, sản phẩm thịt chua của Trường Food có thời gian sử dụng lâu hơn so với các loại thịt chua thông thường, đồng thời vẫn giữ được hương vị thơm ngon, khác biệt và hoàn toàn không chứa chất bảo quản. Sản phẩm được chế biến theo quy trình bán thủ công và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế ISO 2000 của tỉnh Phú Thọ.

Đến nay. Trường Food đã có hơn 5.000 điểm bán thịt chua, phục vụ hơn 2.500.000 sản phẩm mỗi năm. Những năm gần đây, doanh thu của công ty liên tục tăng trưởng, dự kiến đến cuối năm 2022 doanh thu đạt mốc 65 tỷ đồng.

Trên đây là tổng hợp những startup thành công ở Việt Nam sau Shark Tank được cho là đáng học hỏi nhất!

Nhật Bản, một đất nước với nền kinh tế phồn thịnh và văn hóa hiện đại, ngày càng trở thành điểm đến ưu tiên của người lao động Việt Nam trong tìm kiếm cơ hội làm việc và học tập. Sức hấp dẫn của đất nước Mặt Trời Mọc không chỉ nằm ở cơ sở hạ tầng phát triển và môi trường làm việc chuyên nghiệp mà còn tại cơ hội nâng cao kỹ năng và phát triển sự nghiệp mà nó mang lại. Trong hành trình đầy thách thức này, người lao động Việt Nam không chỉ học hỏi mà còn góp phần làm giàu thêm bức tranh đa dạng và tích cực của xã hội Nhật Bản. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những hành trình đào tạo và những câu chuyện thành công đầy truyền cảm hứng của những người lao động Việt Nam tại đất nước này.

Du khách đừng bỏ lỡ Pù Luông xinh đẹp

Hơn 4 năm sống ở TP.HCM, Hugo Blin có dịp đi nhiều nơi ở Việt Nam, từ Hà Nội, Hạ Long, Ninh Bình, đến Hội An, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc…

Trong đó, Ninh Bình là nơi mà anh chàng người Pháp này thích nhất vì khác hoàn toàn so với TP.HCM, ít người hơn, nhiều cảnh quan thiên nhiên hơn.

Tuy nhiên, một trong những nơi gây ấn tượng mạnh với anh nhất là Pù Luông (Thanh Hóa).

Một góc bản dân tộc Thái trong Khu du lịch sinh thái Pù Luông, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) - Ảnh: HÀ ĐỒNG

“Một người bạn đồng hương đã giới thiệu cho tôi và tháng 12 năm ngoái, tôi đến đây cùng gia đình", Hugo chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.

“Chúng tôi đã ở đó 1 ngày, buổi sáng đi dạo quanh những cánh đồng lúa. Tôi cực kỳ ấn tượng với vẻ đẹp nơi này”, anh nói.

Với anh, Pù Luông xứng đáng được nhiều người biết đến hơn nữa.

“Thậm chí, khi tôi kể với mấy người bạn Việt Nam của mình, có người còn không biết Pù Luông ở đâu nữa. Nếu bạn bè nước ngoài đến Việt Nam, tôi chắc chắn sẽ giới thiệu họ đến Pù Luông và hy vọng họ cũng sẽ thích nơi đó,” Hugo nói.

Những năm gần đây, Pù Luông dần được nhiều du khách quốc tế biết đến. Trên website du lịch TripAdvisor, thăm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông dẫn đầu Top 20 điều nên làm khi tới Thanh Hóa.

“Gia đình tôi đã có khoảng thời gian tuyệt vời và đáng nhớ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Một hướng dẫn viên tốt là điều tối quan trọng để có được trải nghiệm thú vị phù hợp với nhu cầu của bạn. Thời điểm đẹp nhất để ngắm lúa chín trên ruộng bậc thang là vào cuối tháng 9", một du khách người Úc bình luận trên TripAdvisor.

Ruộng bậc thang bên thung lũng Tà Xùa - Ảnh: NAM TRẦN

Trong khi đó, hơn 6 năm nay, anh Indra người Indonesia cũng dành thời gian đặt chân đến nhiều nơi ở Việt Nam.

“Vào mùa thu đông, tôi thường cùng bạn bè đi du lịch đến các địa phương miền núi phía Bắc Việt Nam như Sa Pa, Mù Cang Chải, Hà Giang, Cao Bằng. Còn mùa hè từ tháng 3 đến tháng 5, tôi thường đi biển ở miền Trung (Nha Trang, Đà Nẵng)”, Indra chia sẻ.

Trong số những nơi anh từng đến, nếu phải chỉ ra cụ thể nơi nào mình thích nhất, Indra sẽ chọn bản Cu Vai ở Yên Bái, vùng quê ở Sơn La, Tà Xùa, thác Bản Giốc, cung đường phượt nổi tiếng Hà Giang, và chợ phiên Bắc Hà ở Lào Cai.

“Hầu hết những địa điểm này đều nằm ở các tỉnh miền núi phía Bắc nên chúng tôi không chỉ được ngắm nhìn cảnh đẹp mà còn hiểu thêm về các dân tộc thiểu số, cộng đồng và văn hóa của họ mà đôi khi chưa được giới thiệu nhiều”, Indra nói.

“Được trải nghiệm trực tiếp trong chuyến đi khiến tôi thật sự mở mang tầm mắt”.

Bên cạnh đó, những nơi mà Indra cho rằng nhiều du khách còn chưa biết đến nhiều là Hà Giang, Mù Cang Chải, Cao Bằng và đặc biệt là Đắk Lắk.

“Hà Giang, Mù Cang Chải và Cao Bằng rất đẹp, nhiều cảnh vật tự nhiên và không quá đông đúc như những nơi khác như Ninh Bình hay Sa Pa”, Indra nói.

“Đắk Lắk là nơi vợ chồng tôi đang sống, nổi tiếng là nơi có cà phê ngon nhất Việt Nam nhưng tôi đoán là du khách thường bỏ lỡ Đắk Lắk.

Ngày nay trên thế giới ai cũng chỉ biết đến cà phê Việt Nam, tuy nhiên tôi không nghĩ là nhiều người nước ngoài biết rằng Đắk Lắk là nơi cung cấp hạt cà phê lớn cho cả nước. Ở Đắk Lắk còn có bảo tàng thế giới cà phê, một nơi thú vị mà nhất định ai mê cà phê cũng nên đến".

Ngoài ra, khung cảnh thiên nhiên ở Đắk Lắk cũng thường xuyên trở thành nguồn cảm hứng cho sở thích nhiếp ảnh của Indra.

Sông Serepok ở Đắk Lắk trong một bức ảnh do Indra chụp.

Cơm hến tại một quán gần khu Cầu Đập Đá, TP Huế - Ảnh: NHÃ XUÂN

Còn với anh Don Hough, giáo viên người Úc đã sống ở Việt Nam hơn 7 năm, nơi xứng đáng nổi tiếng hơn nữa với du khách chính là Huế.

Đã đi nhiều nơi như Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Đông Hà, Hà Nội, vịnh Hạ Long…Don nói mình thích nhất là Huế, nơi có cảnh đẹp, bề dày lịch sử, đồ ăn ngon.

“Tôi không nói ít người biết Huế nhưng có cảm giác đôi khi Huế chưa được du khách biết đến nhiều như Hội An và Đà Nẵng", Don nói.

“Huế nên được biết đến nhiều hơn nữa, bởi đây là cố đô, có nhiều chùa, có thuyền đi dạo trên sông Hương, cách Vườn quốc gia Bạch Mã chỉ có 60km, còn có nhiều đồ ăn ngon, có cả đồ chay ngon…”, anh liệt kê một loạt lý do mà người ta nên biết đến Huế.

“Nếu bạn bè nước ngoài đến Việt Nam, tôi sẽ giới thiệu họ đi Huế, sẽ kể cho họ nghe về các địa điểm, phong cảnh, các di tích lịch sử như kinh thành Huế, lăng tẩm, chùa Thiên Mụ…Tôi cũng sẽ bảo họ phải thử bún bò Huế, cơm/bún hến, bánh lọc, bánh ép, bánh nậm…”, Don lại “vanh vách".

Đồng hương của anh Don, cô Ann Tonkin ở Melbourne cũng đồng tình với anh. “Kinh thành Huế thật tuyệt”, cô nói.

Du khách đến tham quan Đại nội Huế - Ảnh: P.Đ.

Dù không sống ở Việt Nam nhưng 7 năm qua, mỗi năm cô đều cố gắng đến Việt Nam một lần.

Những nơi Ann từng đi qua có Ninh Bình, Hà Nội, vịnh Hạ Long, Huế, Mũi Né, Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Phú Quốc, TP.HCM, Đà Lạt…

“Cá nhân tôi thích đến Việt Nam để gặp gỡ với người dân địa phương hơn. Trong nhiều năm qua, tôi đã kết bạn được với nhiều người Việt Nam cũng như người nước ngoài sống ở đây. Tôi cùng họ về quê, gặp cha mẹ, ông bà, sống cùng họ. Cuộc sống làng quê rất cơ bản nhưng đó là tất cả những gì mọi người thực sự cần: bữa ăn gia đình, mái ấm và cộng đồng”, cô bày tỏ.

Sau khi xuất hiện trên Shark Tank Việt Nam, nhiều startup đã có cơ hội phát triển và trở thành những công ty rất thành công. Những thành công này không chỉ thể hiện tiềm năng của ngành khởi nghiệp ở Việt Nam mà còn là động lực cho các startup mới theo đuổi ước mơ của mình.

Shark Tank Việt Nam là chương trình gọi vốn mà rất nhiều nhà khởi nghiệp mong muốn hướng đến. Sau 5 mùa, Shark Tank Việt Nam đã xác lập nhiều con số ấn tượng, vinh danh sự sáng tạo và khích lệ tinh thần khởi nghiệp đối với các startup. Vậy, những startup thành công ở Việt Nam sau Shark Tank là ai? Cùng tìm hiểu trong bài viết này của Intracom Group nhé!

Thương vụ bạc tỷ là phiên bản tiếng Việt của chương trình Shark Tank, dành riêng cho các startup Việt Nam. Sau 5 mùa phát sóng chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank Việt Nam), đã có 143 startup nhận được cam kết rót vốn với tổng cộng 1.281 tỷ đồng.

Đây là một chương trình truyền hình thực tế được mua lại bản quyền của Sony Pictures. Shark Tank Việt Nam do công ty TV HUB độc quyền sản xuất mùa đầu tiên năm 2017 và được phát sóng trên kênh VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam.

Mục đích của chương trình là sự kết nối giữa các nhà khởi nghiệp startup luôn khao khát, đam mê về dự án kinh doanh của mình với các nhà đầu tư mạo hiểm. Việt Nam là quốc gia thứ 41 sản xuất chương trình này, ngay từ những tập phát sóng đầu tiên đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem trên cả nước.