Trường Đại học VinUni vừa chính thức được Hội đồng kiểm định chất lượng Quốc tế các Chương trình Giáo dục Y khoa Sau đại học ACGME – International công bố là cơ sở đào tạo đạt chất lượng kiểm định quốc tế, có hiệu lực từ tháng 7/2023. Đây là cơ sở đào tạo y khoa đầu tiên của Việt Nam và thứ 2 tại Đông Nam Á (sau Đại học Quốc gia Singapore NUS) đạt kết quả này.
Kinh nghiệm tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Thời gian mở cửa và tham quan: Tất cả các ngày trong tuần từ 8h00 đến 17h00
35,000đ đối với học sinh, sinh viên Việt Nam (có thẻ học sinh hoặc thẻ sinh viên)
35,000đ đối với người khuyết tật nặng, người cao tuổi (là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, có căn cước công dân)
Miễn phí đối với trẻ em dưới 16 tuổi
Ngoài ra, Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng cung cấp cho du khách dịch vụ thuyết minh tự động, ngôn ngữ nước ngoài với giá 100.000đ/máy.
Lưu ý: Đối tượng là học sinh, sinh viên cần có thẻ học sinh, sinh viên và đối với người khuyết tật nặng, người cao tuổi cần có CMND/CCCD và là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên.
Đến Quốc Tử Giám, để đi được vào bên trong, du khách sẽ bước qua Cổng Văn Miếu, hay còn gọi là Đại Thành Môn. Cổng được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo bằng gạch 2 tầng, gồm ba cổng vòm, tượng trưng cho tam quan: Nhân - Lễ - Nghĩa. Trên cổng có trang trí các hoạ tiết hoa văn và các câu đối ca ngợi nền giáo dục Nho học Việt Nam. Đặc biệt, mặt trước cổng có đắp nổi hai bức phù diêu “Cá chép hoá rồng” và “Mãnh hổ hạ sơn”, thể hiện mong ước về sự thịnh vượng và trường tồn.
Điểm nổi bật nhất của Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là Khuê Văn Các, được xem là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những công trình kiến trúc lịch sử - văn hoá, nghệ thuật bậc nhất của Thăng Long và cả nước.
Ngôi nhà gỗ hai tầng với kiến trúc cổ kính này chính là biểu tượng cho tinh thần hiếu học và truyền thống khoa cử lâu đời của dân tộc. Hình ảnh Khuê Văn Các hiện diện trên nhiều ấn phẩm, logo, đồng thời là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, thể hiện giá trị văn hóa và lịch sử to lớn của di tích này.
Văn Miếu - Quốc Tử Thám có tổng 82 tấm bia đá ghi chép lại tên tuổi và thành tựu của các vị tiến sĩ Nho học. Năm 2011, Hồ sơ Bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê và Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội được công nhận là di sản tư liệu thế giới được đưa vào danh mục Ký ức thế giới (Memory of the World) của UNESCO.
Giếng Thiên Quang (tức giếng ánh sáng trời) nằm chính giữa khu vườn bia Tiến sĩ. Giếng hình vuông (30x30m), có lan can gạch xây bao quanh, quanh năm nước đầy, mặt nước trong xanh. Theo quan niệm người xưa, giếng hình vuông tượng trưng cho mặt đất, cửa sổ hình tròn của gác Khuê Văn tượng trưng cho bầu trời, có ý nói nơi đây là nơi tập trung mọi tinh hoa của trời đất, có ý tưởng đề cao trung tâm giáo dục văn hoá Nho học Việt Nam.
Công trình Thái Học tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã hoàn thành vào đúng dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long-Hà Nội. Được xây dựng trên nền cũ của Quốc Tử Giám xưa, công trình Thái Học ngày nay trở thành một địa chỉ văn hóa - nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục tiêu biểu của thủ đô Hà Nội và cả nước. Công trình có ý nghĩa rất quan trọng, là gạch nối giữa quá khứ và hiện tại.
Đến nay công trình Thái Học đã hơn hai mươi năm, màu thời gian đã nhuốm lên màu ngói, màu gỗ. Một công trình mới được xây dựng nhưng đã tiếp nối được mạch nguồn truyền thống, trở thành địa điểm tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục có ý nghĩa đối với Thủ đô và cả nước.
Trống Sấm là chiếc trống lớn nhất Việt Nam năm 2000, đang được lưu trữ tại Lầu Trống, khu Thái Học, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Cao 2,65m, mặt trống có đường kính 2,01m, thể tích 10m3, nặng khoảng 700kg, trống Sấm do các nghệ nhân thuộc dòng họ Phạm Chí, thôn Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam chế tác.
Từ ngàn xưa, tiếng trống đã song hành, gần gũi và gắn bó với đời sống người dân Việt. Đó là tiếng trống trận thúc giục, hào hùng trên sa trường chống giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi. Đó là tiếng trống của người giữ đê mang lại bình an cho dân lành mỗi mùa bão lũ. Đó là tiếng trống cầu mưa tưới tắm cho cây trồng mang lại mùa màng bội thu. Đó cũng là tiếng trống hội tươi vui hòa trong điệu hát, múa lân, múa rồng… trong những ngày hội làng, ngày hội của đất nước.
6. Trải nghiệm Đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Ngày nay, để kích cầu du lịch và khám phá sâu hơn về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ban quản lý di tích đã tổ chức tour đêm vào tối Thứ 4, Thứ 6, Thứ 7 và Chủ Nhật hàng tuần. Tham gia tour, du khách được chiêm ngưỡng không gian Văn Miếu với các màn trình diễn công nghệ 3D mapping đỉnh cao. Với bề dày lịch sử - văn hoá ngàn năm, là di tích quan trọng của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là địa điểm không thể bỏ qua đối với những du khách khi đến du lịch tại thủ đô. Tham quan Văn Miếu để hiểu hơn về lịch sử đất nước chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ đó nha! >> Xem thêm: Hà Nội có đặc sản gì? 10 đặc sản Hà Nội làm quà ý nghĩa
Trường Đại học Duy Tân được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập từ năm 1994, là một trong 5 trường đại học ngoài công lập đầu tiên của cả nước trong thời kỳ mới.
Trải qua nhiều khó khăn, thử thách, Trường Đại học Duy Tân đã phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp vào công tác đào tạo nhân lực cho Đà Nẵng, cho khu vực miền Trung- Tây Nguyên và cho cả nước.
Đại học Duy Tân đã phát triển hệ thống đào tạo đa ngành với gần 80 ngành học ở tất cả các cấp đào tạo. Đại học Duy Tân đã cung cấp hơn 87.000 nhân lực có trình độ đại học với tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp đạt trên 90%, với nhiều kết quả trong nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, nhiều bằng sáng chế và các giải pháp hữu ích.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn chúc mừng những thành quả và đóng góp của Đại học Duy Tân cho đất nước, cho người học trong suốt 30 năm qua. Sự kiện này là dấu mốc quan trọng trên chặng đường phấn đấu và phát triển của nhà trường.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Đảng và Nhà nước coi việc phát triển khối các cơ sở giáo dục đại học công và khối các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập là bình đẳng. Chính sách và cơ chế quản lý hai khối này đang theo hướng tới tập trung vào quản lý chất lượng kết hợp với kiểm tra, giám sát, gia tăng tự chủ, tự giải trình và tự chịu trách nhiệm xã hội.
Theo Bộ trưởng, từ Trường Đại học Duy Tân trở thành Đại học Duy Tân là một sự lựa chọn mô hình tổ chức và quản trị, cũng là một mô hình phát triển chứng tỏ độ chín và nhu cầu phát triển mới từ bên trong.
Bộ trưởng Bộ GDĐT mong rằng, sự thay đổi này không phải là thay đổi một cái tên mà sự thay đổi này hướng tới chiều sâu, hướng tới giải phóng sức sáng tạo, hướng quản trị hiện đại, thông minh. Đại học sẽ được vận hành với bộ máy quản trị đại học khoa học hơn, tiên tiến hơn, quy mô lớn hơn, sứ mệnh cao hơn, tầm nhìn xa, rộng hơn, hướng tới sự phát triển bền vững.
"Chính phủ và Bộ GDĐT ủng hộ sự lựa chọn mô hình phát triển này bằng cách đã ủng hộ làm các thủ tục để chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Với quyết định chuyển này, Duy Tân trở thành trường đại học tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học ở nước ta và là đại học thứ 8 ở Việt Nam, bên cạnh Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Kinh tế TP.HCM.