Phim quy tụ dàn diễn viên quen thuộc của điện ảnh miền Bắc: Hoàng Dũng, Lê Khanh, Trọng Trinh, Văn Thành, Huy Trinh, Đàm Hằng, Bảo Anh, Đức Trung…
Tiếng cồng định mệnh, 20 năm vẫn mới
Tiếng cồng định mệnh được chuyển thể từ tiểu thuyết Khúc tráng ca cuối cùng của nhà văn Chu Lai, do cố NSND Nguyễn Khắc Lợi và NSND Lê Thi làm đạo diễn, Điện ảnh Quân Đội Nhân Dân sản xuất năm 2004.
Đây là một trong những tác phẩm điện ảnh được Nhà nước đặt hàng giai đoạn đó (cùng với Giải phóng Sài Gòn, Đường lên Điện Biên…). Tới nay, 20 năm xem lại Tiếng cồng định mệnh vẫn mới.
Bộ phim là cuộc đấu trí giữa đội quân ta và địch tại chiến trường Tây Nguyên với trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mùa xuân 1975.
Thoát khỏi sự mô tả đơn thuần, ca ngợi một chiều thường thấy trong các phim về đề tài này, phim đi vào những quan hệ phức tạp giữa con người ở hai đầu chiến tuyến. Hào hùng nhưng đầy chất hiện thực, không bị tô hồng.
Qua đó nói lên sự trớ trêu của những số phận khi đất nước bị chia cắt: cha và con lạc nhau, cha không biết mà vô tình yêu đơn phương con gái, hai anh em ở hai phía của cuộc chiến…
Phim có nhiều phân cảnh đấu trí căng thẳng, nghẹt thở. Súng đạn, bom nổ ầm ầm. Có cả những đại cảnh lớn thể hiện sự hoành tráng của cuộc chiến.
Nhưng phim cũng tạo ra được những khoảng thư giãn cần thiết khi có những cảnh lãng mạn, trữ tình, thậm chí hài hước. Sau 20 năm, Tiếng cồng định mệnh vẫn khiến khán giả khóc, cười khi theo dõi.
Đặc biệt xem phim thấy Tây Nguyên 20 năm trước vẫn còn đẹp quá chừng. Dù diễn xuất, đài từ của một số diễn viên trẻ cũng như bối cảnh vẫn còn một số hạn chế nhưng Tiếng cồng định mệnh được đánh giá là một trong những phim về chiến tranh coi ổn tới ngày nay.
Đạo diễn Trần Bình Trọng là con trai của NSND Trần Nhượng. Anh có cuộc hôn nhân viên mãn bên vợ từng thi hoa hậu Việt Nam gần 20 năm qua.
Đạo diễn "nông dân" nhất Việt Nam
Trần Bình Trọng sinh năm 1973, là đạo diễn của hai series phim hài Đại gia chân đất và Làng ế vợ thường được phát hành vào dịp Tết Nguyên đán trong nhiều năm qua. Anh được xem là đạo diễn "nông dân" nhất Việt Nam.
Trần Bình Trọng là con trai của NSND Trần Nhượng. Việc sinh ra trong một gia đình có cha làm nghệ thuật đã tạo tiền đề cho anh trở thành một nghệ sĩ. Khi mới 5 tuổi, anh đã trở thành một diễn viên nhí.
NSND Trần Nhượng và đạo diễn Trần Bình Trọng.
Mặc dù xác định không theo con đường nghệ thuật giống bố nhưng nghiệp diễn như kiểu cha truyền con nối vẫn bám lấy anh. Khi còn là sinh viên Đại học Văn hóa, Bình Trọng xin làm trợ lý đạo diễn để có thêm thu nhập. Nhờ sự nhanh nhẹn, hoạt bát, anh được các đạo diễn quý mến. Nhiều lúc do thiếu người, Bình Trọng lại làm diễn viên bất đắc dĩ.
Anh được nhớ đến với hình ảnh một diễn viên có vóc dáng nhỏ nhắn, khuôn mặt xương xẩu nhưng rất lanh lợi. Trần Bình Trọng trái ngược hoàn toàn với cha ruột cả về ngoại hình lẫn tính cách. NSND Trần Nhượng bảnh bao, chỉn chu bao nhiêu thì Trần Bình Trọng xuề xòa, "bụi bặm" bấy nhiêu. Với ngoại hình và tính cách đó, anh thường xuyên đảm nhiệm những vai diễn có tính cách khôn lỏi, quê mùa.
NSND Trần Nhượng trong đám cưới của con trai.
Trần Bình Trọng được phong là “Vua vai phụ” khi xuất hiện nhiều trên các phim truyền hình, phim hài... Hầu hết các vai diễn của anh thường là những vai nhí nhố, lấc cấc hay mấy gã lưu manh, gian xảo...
NSND Trung Hiếu, đạo diễn Trần Bình Trọng và diễn viên phim "Đại gia chân đất".
Những tác phẩm ghi dấu ấn của Bình Trọng trong lòng khán giả phải kể đến như: Đại gia chân đất, Túng tiền tiến tùng, Làng ế vợ…
Khán giả quen thuộc với hình ảnh của Bình Trọng trong các bộ phim hài.
Trần Bình Trọng ngoài việc là một diễn viên, anh còn đảm nhận khá nhiều vai trò như đạo diễn, biên kịch, tổ chức sản xuất. Tuy là giám đốc hãng phim Bình Minh do mình sáng lập nhưng từ ngoại hình cho tới tính cách của Trần Bình Trọng đều toát lên vẻ gần gũi, mộc mạc.
Suốt 14 năm qua, "Đại gia chân đất" đều có những cảnh quay mạo hiểm và Bình Trọng luôn là người đóng, không có cascadeur.
Anh luôn thể hiện là người nghệ sĩ lao động rất miệt mài và tâm huyết, lăn xả trên trường quay, bất chấp mọi thử thách. Tại buổi gặp gỡ báo chí ra mắt phim hài Tết Đại gia chân đất 14, đạo diễn Bình Trọng phải ngồi xe lăn do nhảy từ độ cao hơn 2m xuống biển khi đóng phim nên không may bị gãy xương chày.
Trong một cuộc trò chuyện với VietNamNet, chia sẻ về việc "chỉ đạo" diễn xuất cho bố mình - NSND Trần Nhượng cùng dàn diễn viên gạo cội khác như NSND Trung Hiếu, NSƯT Quang Tèo..., Trần Bình Trọng cho hay không bị áp lực.
"Người diễn viên, dù trẻ hay già trên trường quay vẫn phải làm theo chỉ đạo của đạo diễn. Giống như một trận bóng đá, cầu thủ xuất sắc tới mấy cũng phải đá theo chiến thuật của huấn luyện viên. Các diễn viên làm phim lâu năm đều hiểu điều đó nên kể cả bố tôi cũng vẫn không ngại 'uốn' theo ý tôi. Tất nhiên, kinh nghiệm của nghệ sĩ gạo cội là điều mà các đạo diễn nên tham khảo", anh nói.
Đạo diễn, diễn viên Bình Trọng cùng Quang Tèo, Hiệp "gà" trong một dự án phim hài mới.
Từng gắn với biệt danh "Thiên Lôi xấu nhất lịch sử Táo Quân", Trần Bình Trọng khiến dân tình xuýt xoa khi các con đều có hình thức nổi bật, được nhận xét nhờ "gien của mẹ".
Bà xã của nam đạo diễn tên Thu Phương. Năm 2002, Bình Trọng làm trợ lý cho ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Trong đêm chung kết, anh có dịp làm việc với các thí sinh xuất sắc. Bẵng đi một thời gian, khi đang đi trên đường Hà Nội, anh bất ngờ gặp lại một thí sinh trong cuộc thi hoa hậu năm xưa. Dù không thể nhớ được tên nhưng Bình Trọng giả vờ như nhớ lắm, rồi cứ thế họ qua lại trò chuyện. Năm 2005, sau 3 năm tìm hiểu, cả hai góp gạo thổi cơm chung.
Những năm đầu hôn nhân, cặp đôi trải qua không ít sóng gió. Theo lời nam nghệ sĩ thì vợ anh là người hay ghen và có phần cuồng yêu. Nam đạo diễn cũng có lần chia sẻ với truyền thông rằng bản thân từng có lúc mắc sai lầm khi say nắng người khác và khiến vợ giận. Tuy nhiên, ngay sau đó anh đã rút kinh nghiệm, không tái phạm và được bà xã tha thứ.
Trần Bình Trọng và cậu con trai cả Bình Minh.
Mới đây, đạo diễn Trần Bình Trọng gây chú ý khi đăng ảnh bên cậu con cả Bình Minh trổ mã cao lớn, đẹp trai hơn bố. Vợ chồng nam nghệ sĩ còn có con trai thứ hai Minh Khang và con gái út Trúc Linh, cả ba đều có ngoại hình vượt trội.
Nghệ sĩ Bình Trọng bé nhỏ bên các con.
Tổ ấm hạnh phúc của đạo diễn Bình Trọng.
Trong mắt Bình Trọng, vợ là hậu phương vững chắc. Thu Phương không chỉ hỗ trợ chồng về sổ sách, kế toán cho hãng phim anh làm chủ mà còn một tay quán xuyến việc nhà, chăm sóc con cái. Dù là nghệ sĩ nổi tiếng nhưng Bình Trọng có cách sống giản dị, bình dân, vợ mua gì mặc nấy chứ không đòi hỏi đồ hàng hiệu.
Nghệ sĩ Bình Trọng có phong cách dân dã, rất đời thường.
Bình Trọng yên tâm hoạt động nghệ thuật vì có vợ là hậu phương, chăm lo cho các con.
Trailer phim 'Đại gia chân đất':
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Đạo diễn Trần Bình Trọng là người đứng sau loạt series hài đình đám như "Đại gia chân đất", "Làng ế vợ".
NSND Hoàng Dũng (trái) trong phim Tiếng cồng định mệnh - Ảnh chụp màn hình
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 2 tới hết 5-12 tại rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân (Lý Nam Đế, Hà Nội).
Thiếu tướng Trần Ngọc Anh, phó bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị, cục trưởng Cục Chính trị (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), phát biểu khai mạc vào tối 2-12: "Ban tổ chức đã lựa chọn những phim về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng, có giá trị cao về nội dung và chất lượng nghệ thuật".
"Những tác phẩm được lựa chọn trình chiếu trong tuần phim một lần nữa giúp chúng ta nhìn lại sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các tác phẩm không chỉ giúp khán giả có thêm cái nhìn rõ nét và đầy đủ hơn về Quân đội nhân dân Việt Nam, mà còn góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ", ông nói.
Thiếu tướng Trần Ngọc Anh phát biểu khai mạc - Ảnh: BTC